• Thông báo

Thăm dò công nghệ

Thăm dò bình chọn về công nghệ (khu vực giới hạn). Bấm vào đây để xem các bài viết mới nhất.
Viết bài mới

    thử

    thử
    ...Xem thêm
    0 Thích
    0 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng

    test

    test
    ...Xem thêm
    0 Thích
    3 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng

    Vụ xử con gái CEO Huawei tái khởi động, dự kiến kéo đến tháng 4/2021

    Tòa án Canada tiếp tục quá trình xét xử vụ của Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, từ Thứ Hai tuần này. Đây là cuộc chiến pháp lý mà bà Mạnh Vãn Chu đang phải theo đuổi để ngăn chặn lệnh dẫn độ sang Mỹ.

    Năm ngày điều trần thẩm vấn nhân chứng trong tuần này sẽ tập trung vào cáo buộc chính quyền Canada và Mỹ vi phạm quy trình trong vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, diễn ra tháng 12/2018 tại Sân bay Quốc tế Vancouver (Canada).

    vu-xu-con-gai-ceo-huawei-tai-khoi-dong-du-kien-keo-den-thang-4-2021.jpg
    Tòa án Canada tiếp tục quá trình xét xử vụ của Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, từ Thứ Hai tuần này.

    Bà Mạnh Vãn Chu, 48 tuổi, con gái của CEO Huawei Nhậm Chính Phi, bị Mỹ buộc tội lừa đảo ngân hàng, gây hiểu lầm cho HSBC về các giao dịch kinh doanh của Huawei ở Iran để lách luật cấm vận. Bà hiện đang được quản thúc tại gia ở Vancouver.

    Hiện luật sư của bà Mạnh Vãn Chu đang lập luận rằng, cơ quan chức năng Canada đã trao đổi không đúng luật với những người đồng cấp Mỹ, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin chi tiết nhận dạng của các thiết bị điện tử. Phía Canada từ chối cáo buộc này.

    Bộ Tư pháp Canada cho biết, các cuộc tranh tụng liên quan đến cáo buộc trên dự kiến diễn ra từ ngày 16/2 đến ngày 5/3/2021. Quá trình điều trần dự kiến kết thúc vào tháng 4/2021.

    Vụ của bà Mạnh Vãn Chu kéo dài nhiều năm nay, làm căng thẳng quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh. Được biết, ngay sau khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ, Trung Quốc cũng đã bắt 2 công dân Canada, buộc tội họ hoạt động gián điệp.

    Anh Hào (Theo Reuters)
    ...Xem thêm
    0 Thích
    0 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng

    Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee qua đời

    {keywords}
    Ông Lee Kun Hee đến tiếp nhận câu hỏi của công tố viên về cáo buộc trốn thuế tại Hàn Quốc năm 2008. Ảnh: AP

    Samsung không công bố nguyên nhân cái chết của Chủ tịch. Ông Lee lên cơn đau tim vào năm 2014 và không còn khả năng làm việc.

    Năm 1987, ông Lee tiếp quản tập đoàn Samsung sau khi cha ông, nhà sáng lập Lee Byung Chull qua đời. Khi ấy, phương tây chỉ biết đến Samsung như một nhà sản xuất tivi giá rẻ và lò vi sóng kém chất lượng bán tại các cửa hàng giảm giá.

    Ông Lee Kun Hee đã thúc đẩy Samsung tiến lên không ngừng nghỉ nhờ vào các tiến bộ kỹ thuậ. Vào đầu những năm 1990, Samsung vượt qua nhiều đối thủ Nhật và Mỹ để trở thành người tiên phong trong thị trường chip nhớ. Hãng cũng thống trị thị trường màn hình phẳng. Những năm 2000, Samsung một lần nữa khuynh đảo thị trường di động khi điện thoại cầm tay trở thành thiết bị điện toán cá nhân quyền lực.

    Ngày nay, Samsung đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc, là một trong những tập đoàn chịu chi cho R&D lớn nhất thế giới. Ông Lee Kun Hee là Chủ tịch Samsung Group từ năm 1987 đến 1998, Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics từ năm 1998 tới 2008, Chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2010 đến khi qua đời. Ông cũng là người giầu nhất Hàn Quốc.

    Trong suốt nhiệm kỳ của mình, dù có nhiều chuyên gia gia nhập Samsung để cáng đáng tập đoàn, ông Lee vẫn luôn là người có ảnh hưởng lớn và đưa ra các hướng đi mang tính chiến lược.

    Dù vậy, tương tự các đế chế kinh doanh gia đình trị khác của Hàn Quốc, sự nghiệp của ông Lee cũng không ít thị phi. Năm 1996, ông Lee bị kết tội hối lộ Tổng thống nhưng sau đó được ân xá. Hơn một thập kỷ sau, ông bị phát hiện trốn thuế nhưng được tha bổng lần nữa. Lần này, ông tiếp tục vận động hành lang để đưa Thế vận hội mùa đông đến với thị trấn miề núi Pyeongchang năm 2018.

    Không lâu sau Thế vận hội mùa đông năm 2018, Tổng thống Lee Myung Bak - nhiệm kỳ 2008 - 2013 - bị kết án 15 năm tù vì nhận 5,4 triệu USD hối lộ từ Samsung để ân xá cho ông Lee Kun Hee.

    Ông Lee Kun Hee sinh ngày 9/1/1942 tại Daegu. Cha của ông trước khi thành lập Samsung là một người xuất khẩu hoa quả và cá khô. Ban đầu, Samsung phát triển nhờ vào ác mặt hàng tiêu dùng chủ lực như đường, dệt may, sau đó mở rộng sang bảo hiểm, đóng tàu, xây dựng, bán dẫn… Ông Lee Kun Hee tốt nghiệp đại học Waseda tại Tokyo năm 1965. Sau đó, ông học thạc sỹ tại đại học Geogre Washington nhưng không có bằng.

    Ông bắt đầu sự nghiệp tại công ty truyền hình Tongyang, một công ty con của Samsung, vào năm 1966. Ông làm việc cho Samsung C&T chuyên về thương mại và xây dựng trước khi được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Samsung Group năm 1979. Khi trở thành Chủ tịch năm 1987, ông thừa hưởng từ người cha định hướng lập kế hoạch cho tương lai xa, ngay cả khi thời điểm hiện tại có vẻ tốt lành.

    Trong cuộc phỏng vấn với Forbes không lâu sau khi nhận vị trí mới, ông Lee Kun Hee cho biết công ty đang trong giai đoạn chuyển giao vô cùng quan trọng. Nếu không nhanh chóng chuyển sang các ngành công nghiệp nặng về công nghệ và vốn, sự tồn tại của họ có thể gặp nguy hiểm.

    Tính khẩn trương của quá trình chuyển đổi được thể hiện rõ khi ông triệu tập nhiều giám đốc cao cấp của Samsung Electronics tới một khách sạn sang trọng tại Frankfurt năm 1993. Trong nhiều ngày, ông giảng cho họ nghe và hối thúc họ từ bỏ lối làm việc và tư duy cũ kỹ. “Thay đổi mọi thứ, trừ vợ và con của bạn”, đây là một trong những câu nói nổi tiếng của ông.

    Ông chỉ ra Samsung cần tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm thay vì tăng thị phần. Họ cũng phải đưa nhân tài từ nước ngoài về và yêu cầu giám đốc cao cấp phải tìm hiểu thị trường quốc tế, tìm cách cạnh tranh.

    Chang Sea Jin, giáo sư Đại học quốc gia Singapore, nhận xét nỗ lực của ông Lee Kun Hee giống như “Mao Trạch Đông tìm cách thay đổi tư duy của người Trung Quốc”.

    Năm 1995, ông ghé thăm nhà máy Samsung tại thị trấn Gumi sau khi một lô hàng điện thoại di động bị phát hiện hỏng hóc. Điều xảy ra sau đó đã trở thành huyền thoại. Theo cuốn sách “Samsung Electronics và khó khăn với lãnh đạo của ngành điện tử”, 2.000 công nhân nhà máy Gumi tập trung trên sân và phải đeo băng đô ghi chữ “Quality First” (ưu tiên chất lượng hàng đầu). Ông Lee và ban giám đốc người phía dưới một biểu ngữ ghi “Quality is My Pride” (chất lượng là tiềm tự hào của tôi).

    Cùng nhau, họ chứng kiến cảnh số điện thoại, máy fax, hàng tồn kho khác… trị giá 50 triệu USD bị đập nát và đốt cháy. Nhân viên khóc không ngừng.

    Sự nghiệp của ông Lee không hoàn hảo. Tin rằng điện tử sẽ là phần không thể tách rời với xe hơi, ông thành lập một bộ phận xe hơi vào giữa những năm 1990 nhưng phải bán tháo vào năm 2000.

    Samsung bước vào giai đoạn chinh phục thế giới vào những năm 2000 khi sử dụng thiết bị hào nhoáng và cách tiếp thị bóng bẩy để đưa tên mình lên bản đồ quốc tế và lấy lòng người dùng phương tây. Dù vậy, ông Lee hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Ông là người sưu tập xe thể thao và tác phẩm nghệ thuật có tiếng.

    Năm 2007, ông xác định khủng hoảng tiếp theo mà Samsung có thể gặp phải, đó là Trung Quốc đi lên trong lĩnh vực sản xuất cấp thấp, còn Nhật và phương Tây vẫn dẫn đầu về công nghệ hiện đại. Hàn Quốc - bao gồm Samsung - mắc kẹt ở giữa. Ngay khi chuẩn bị đại tu Samsung, những cáo buộc trốn thuế của ông lại nổi lên. Thay vì chống lại lệnh bắt giữ, ông gây sốc cả Hàn Quốc khi lên tivi thông báo từ chức.

    “Tôi đã hứa 20 năm trước rằng cái ngày ma Samsung được công nhận là doanh nghiệp hàng đầu, mọi thành quả và vinh quang sẽ là của các bạn. Tôi thực sự xin lỗi vì đã không giữ được lời hứa ấy”, ông Lee phát biểu năm 2008.

    Ông Lee được ân xá vào năm 2009 và quay lại làm Chủ tịch Samsung năm 2010. Sau khi lên cơn đau tim vào năm 2014, con trai của ông, Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong trở thành gương mặt đại diện cho công ty.

    Du Lam (Theo NYT)
    ...Xem thêm
    0 Thích
    0 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng

    Xây dựng đô thị thông minh: Dùng công nghệ số để giải các bài toán khó

    Dùng công nghệ số để giải các bài toán khó

    Trả lời câu hỏi “Xây dựng thành phố thông minh bắt đầu từ đâu và như thế nào”? tại diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN 2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Các thành phố đang thực sự có nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng chúng khác nhau.

    {keywords}
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN 2020.

    Bộ TT&TT đưa ra một khung tham chiếu ICT cho thành phố thông minh, các địa phương phải lựa chọn vấn đề và mức độ ưu tiên để thực hiện. “Có thể là ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, y tế hoặc giáo dục... Hãy có niềm tin rằng công nghệ nói chung và công nghệ số nói riêng có thể giải quyết được hầu hết vấn đề mà chúng ta đang đối mặt. Cho nên hãy chọn vấn đề khó nhất để làm”, người đứng đầu ngành TT&TT nói.

    Nhiều địa phương như Huế, TP.HCM và Bắc Ninh đang chọn đúng các vấn đề lớn nhất và giải quyết bằng ứng dụng công nghệ mới.

    Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho hay trong thời gian tới, Hà Nội ưu tiên tập trung vào hai vấn đề lớn là phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh (chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông thông minh…) và xây dựng cư dân thông minh.

    Để làm được hai điều này, trước tiên Hà Nội sẽ hình thành Trung tâm điều hành thông minh trong đó có Trung tâm giám sát bảo mật và an toàn thông tin; Trung tâm hỗ trợ cán bộ sử dụng CNTT; Trung tâm quản lý thông tin báo chí và TT&TT; Trung tâm giám sát điều hành giao thông và phòng chống tội phạm công cộng; Trung tâm ấn định dữ liệu...

    Hà Nội lựa chọn hai lĩnh vực là giao thông và du lịch để triển khai trước. Cụ thể, sẽ khởi động trung tâm giao thông thông minh tích hợp, bao gồm hệ thống giám sát xử lý an toàn giao thông bằng hình ảnh, phần mềm giám sát an ninh công cộng, hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh, biển báo giao thông điện tử, hệ thống phần mềm giám sát trung tâm điều hành giao thông, hệ thống phần mềm quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng, hệ thống vé điện tử thông minh xe buýt, hệ thống thu phí điều tiết hạn chế các phương tiện cá nhân.

    Còn ở lĩnh vực du lịch, Hà Nội sẽ xây dựng Cổng thông tin du lịch ứng dụng trên điện thoại di động; phần mềm quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Đồng thời, triển khai theo yêu cầu thực tế những nội dung bản đồ du lịch Hà Nội, hạ tầng tích hợp dữ liệu du lịch thành phố.

    Theo Phó Chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức: thành phố xác định xây dựng đô thị thông minh như là một giải pháp để thúc đẩy tốc độ phát triển và tạo ra môi trường tốt hơn cho người dân. TP.HCM đã triển khai các ứng dụng tiện ích phục vụ cho người dân trong giao thông, y tế, giáo dục, chống ngập… góp phần nâng cao chất lượng sống và làm việc.

    TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai đề án đô thị thông minh giai đoạn 2 đồng bộ với phát triển kinh tế số và xã hội số. Đưa vào vận hành và khai thác hiệu quả kho dữ liệu dùng chung. Đầu tư vào trung tâm điều hành thông minh và trung tâm dự báo kinh tế - xã hội. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số dữ liệu toàn thành phố trước 2025. Sử dụng big data để hiện đại hóa, giảm chi phí và tăng chất lượng và khả năng dự báo ở các lĩnh vực trọng yếu. Ứng dụng AI vào triển khai đô thị thông minh…

    "Các địa phương chỉ cần là người đặt hàng thông minh"

    Giải đáp về "nút thắt" nhân lực chất lượng cao cho đô thị thông minh ở các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng việc chính quyền địa phương có đủ nhân lực chuyên môn để triển khai đô thị thông minh hay không chủ yếu phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề.

    {keywords}
    Ông Trương Gia Bình - đại diện cho khối doanh nghiệp tham gia tại Diễn đàn

    Nếu địa phương chọn cách tự làm bằng nguồn nhân lực của mình thì phải tuyển rất nhiều chuyên gia, đây là vấn đề khó giải quyết. Các địa phương nên đặt hàng doanh nghiệp. Như vậy, Chính phủ sẽ có nhiều sản phẩm tốt, giá cả phù hợp và người dân cũng được hưởng lợi. Chính quyền địa phương cần tập trung tìm ra đúng vấn đề, đặt ra mục tiêu, yêu cầu và thuê doanh nghiệp làm. “Chính quyền địa phương chỉ cần là người đặt hàng thông minh và thay đổi thế chế để chấp nhận mô hình mới của đô thị thông minh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Về phía doanh nghiệp, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng, thành phố thông minh là cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội. Doanh nghiệp sẽ có môi trường thuận lợi để chuyển đổi số, từ đó phát triển bền vững; nhà nước có phương thức quản lý hiệu quả; người dân có môi trường sống và làm việc tốt nhất. Song hành cùng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xây dựng đô thị thông minh phải lấy lợi ích của người dân và phát triển bền vững làm trung tâm. Không có ai đứng ngoài trong cuộc đua này.

    Lãnh đạo FPT nhận định, xây dựng và triển khai các chương trình chuyển đổi số đô thị và thành phố thông minh không thể bắt đầu từ quy hoạch đô thị mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, bao gồm 4 khía cạnh: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ. Trong đó, một nền tảng công nghệ số với cốt lõi là cấu trúc dữ liệu mở, liên thông và xử lý theo thời gian thực sẽ đóng vai trò trung tâm điều hành, là công cụ phân tích cho chiến lược chuyển đổi số đô thị và xây dựng thành phố thông minh bền vững.

    Cùng với Chính phủ và các bộ ban ngành, các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới những giải pháp thành phố thông minh để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.

    Duy Vũ
    ...Xem thêm
    0 Thích
    0 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng

    Hệ thống công nghệ dựng trong 5 ngày giải cứu hàng trăm hộ dân vùng lũ

    Một hệ thống công nghệ đã được xây dựng chỉ trong vài ngày để hỗ trợ quá trình cứu nạn người dân miền Trung với tên gọi CuuhomienTrung.info. Hệ thống đã kêu gọi được sự tham gia của gần 3000 người, giải cứu thành công hơn 100 hộ gia đình.


    Thùy Chi - Xuân Minh
    ...Xem thêm
    0 Thích
    0 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng

    Công nghệ 5G: Tương lai và sức mạnh thần kỳ của ngành viễn thông

    Tại phiên hội thảo chuyên đề của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020), các đại biểu đến từ các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới đã cùng nhau thảo luận về tương lai của 5G và cách triển khai công nghệ còn mới mẻ này.

    Các kịch bản sử dụng của mạng di động 5G

    Theo ông Thomas Sunnhauser - Trưởng nhóm Kinh doanh mạng và Truyền thông của tập đoàn Intel, 5G mang đến một cuộc cách mạng về thông tin thay vì chỉ đơn thuần là việc nâng cấp về công nghệ. Điều này được thể hiện rõ nét khi xét tới sự khác biệt giữa 4G và 5G. Trong khi 4G giúp kết nối mọi người lại với nhau, 5G được sử dụng để kết nối tất cả mọi vật.

    {keywords}
    Phiên hội thảo chuyên đề của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020). Ảnh: Trọng Đạt

    Với ông Mani Manimohan - Trưởng ban Chính sách và các quy định về hạ tầng số (Hiệp hội thông tin di động toàn cầu - GSMA), trong 5 năm tới, hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ sử dụng dữ liệu di động với mức tiêu thụ trung bình mỗi tháng cao hơn gấp từ 4-5 lần. 5G chính là công nghệ hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đó.

    Ngoài người dùng, các ngành công nghiệp cũng đang cần tới những ứng dụng của 5G. Đây sẽ là chìa khoá cho sức mạnh tính toán và khả năng tự động hóa của các nhà máy. Bên cạnh đó, vị chuyên gia đến từ GSMA cho rằng, các chính phủ nên xem hệ sinh thái di động với quy mô hơn 1.000 tỷ USD như một động lực cho sự phát triển.

    {keywords}
    Ông Mani Manimohan - Trưởng ban Chính sách và các quy định về hạ tầng số (Hiệp hội thông tin di động toàn cầu - GSMA). Ảnh: Trọng Đạt

    Chia sẻ về quan điểm của mình, ông Jemin Chung đến từ Viện Nghiên cứu Hội tụ (Hàn Quốc) cho rằng, những đặc tính về tốc độ cao và độ trễ thấp của 5G giúp công nghệ này dễ dàng thương mại hóa bởi nhờ nó, người dùng có thể trải nghiệm công nghệ thực tế ảo ngay trên chính thiết bị di động.

    Công nghệ 5G có thể ứng dụng trong các ngành công nghiệp, nơi hàng loạt camera kết nối 5G được sử dụng để giám sát từ xa quá trình sản xuất. Công nghệ này cũng có thể được dùng để điều khiển máy móc từ xa thay thế công việc của con người tại những nơi có điều kiện độc hại. Đó cũng chính là lời giải cho bài toán của những chiếc xe ô tô tự hành.

    {keywords}
    Ông Jemin Chung chia sẻ về câu chuyện 5G từ đầu cầu Hàn Quốc. Ảnh: Trọng Đạt

    Đây là những kịch bản hứa hẹn mà công nghệ 5G có thể mang lại. Tuy vậy, hầu hết các ứng dụng của 5G hiện nay vẫn tập trung vào việc báo cáo dữ liệu theo thời gian thực và các dịch vụ về video. Để tích hợp sâu hơn vào trong các nhà máy, doanh nghiệp, các modul ứng dụng phục vụ cho lĩnh vực này cần phải được phát triển.

    Bên cạnh đó, cần có một cách tiếp cận mới với các khách hàng của công nghệ 5G thông qua việc xây dựng các phiên bản dùng thử, phát triển các ứng dụng điều hành ngay trên thiết bị di động hoặc phần mềm tương tác từ xa qua máy tính để bàn.

    Không phải người dùng, ngành công nghiệp sẽ hưởng lợi trước tiên từ 5G

    Mặc dù có chiến lược tiếp thị hướng tới các thiết bị cầm tay, thế nhưng những tác động đầu tiên mà 5G mang đến lại ảnh hưởng lên chính các doanh nghiệp.

    Giai đoạn đầu của 5G sẽ tập trung vào công nghiệp nhiều hơn là tiêu dùng. Điều này có thể thấy ở việc, nhiều quốc gia đang phân bổ tần số cho các mạng 5G private của các doanh nghiệp.

    {keywords}
    Ông Thomas Sunnhauser - Trưởng nhóm Kinh doanh mạng và Truyền thông của tập đoàn Intel. Ảnh: Trọng Đạt

    Khi bắt đầu phát triển 5G, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới ảo hóa, đám mây hóa. Đây là 2 công nghệ làm cho mạng lưới trở nên hiệu quả hơn. Theo ông Thomas Sunnhauser (tập đoàn Intel), 5G là cơ hội để thúc đẩy các công nghệ ảo hóa và đám mây lên cấp độ tiếp theo. Về mặt băng thông, với những gì mà 5G mang lại, chúng ta sẽ không có những giới hạn đối với vấn đề này ít nhất là trong vài năm tới.

    Điều mà ngành viễn thông cần đảm bảo là phải có biện pháp thúc đẩy một hệ sinh thái mở. Đây cũng chính là cơ hội tuyệt vời cho các quốc gia thuộc khu vực Châu Á TBD. Chính phủ các nước thuộc khu vực này có thể cùng nhau thông qua công nghệ này 5G để mở ra một thị trường hoàn toàn mới, ông Thomas Sunnhauser nói.

    {keywords}
    Ông Sanjay Kaul - Chủ tịch Cisco Châu Á TBD và Nhật Bản. Ảnh: Trọng Đạt

    Công nghệ 5G sẽ giúp mọi thứ có thể được tự động hóa, thậm chí là với chi phí rẻ hơn. Đó là lý do ông Sanjay Kaul - Chủ tịch Cisco Châu Á TBD và Nhật Bản tin rằng, 5G sẽ giúp ngành công nghiệp vốn đã hoạt động nhiều năm nay ngày càng trở nên hiệu quả và từ đó sinh ra giá trị.

    5G cũng có thể tạo ra một tập hợp các dịch vụ và ứng dụng mới. Các công ty viễn thông vì thế có thể cung cấp mạng lưới của mình như một nền tảng để giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Chính bởi những lý do này, nhiều chuyên gia cho rằng, các chính phủ và khu vực công nên biến 5G trở thành nền tảng cho quá trình chuyển đổi số.

    Thế giới đã sẵn sàng cho 5G

    Tại ITU Digital World 2020, tất cả các diễn giả đều đồng thuận một ý kiến chung về tương lai tươi sáng của 5G. Tuy nhiên, điều mà nhiều người cảm thấy còn băn khoăn là liệu thế giới đã sẵn sàng cho công nghệ mới mẻ này?

    Chia sẻ về vấn đề trên, ông Kai Sahala - Trưởng bộ phân phát triển kinh doanh toàn cầu của Nokia cho biết, đơn vị này đã cùng với Bosch và nhiều công ty khác nghiên cứu tích hợp kết nối 5G vào trong các robot sản xuất.

    {keywords}
    Theo ông Kai Sahala - Trưởng bộ phân phát triển kinh doanh toàn cầu của Nokia, công ty này đã tiếp xúc với rất nhiều doanh nghiệp để tìm hiểu về nhu cầu và độ sẵn sàng ứng dụng 5G. Ảnh: Trọng Đạt

    Nokia cũng đã làm việc với Honda và Toyota để ứng dụng công nghệ 5G lên những chiếc xe của tương lai. Thành phố thông minh với khả năng tự quản lý các vấn đề của nó cũng là một bước phát triển tiếp theo trong việc triển khai công nghệ 5G.

    Về sự sẵn sàng của 5G, Nokia đã nghiên cứu cách các doanh nghiệp đang áp dụng 5G và cả những nơi chuẩn bị áp dụng công nghệ này. Hầu hết các công ty đều cho rằng, 5G sẽ giúp tăng suất lao động. Tuy vậy, chỉ một nửa số người có quyền ra quyết định về vấn đề công nghệ tại các công ty đó thực sự hiểu về 5G.

    Chỉ 15% các doanh nghiệp được hỏi cho biết đang đầu tư vào 5G. Trong khi đó, 70% số doanh nghiệp cho biết có ý định đầu tư vào công nghệ này trong vòng 5 năm tới. Điều đó cho thấy sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp đối với 5G.

    Tương lai nào cho sự phát triển của 5G?

    Tại phiên thảo luận, đại diện đến từ Việt Nam, ông Lê Bá Tân - Phó TGĐ Viettel Network cho biết, để phát triển 5G, chính phủ cần có các chính sách nhanh chóng, đặc biệt là về tần số để giúp các nhà mạng khai thác mạng lưới của họ một cách nhanh và hiệu quả nhất.

    {keywords}
    Ông Lê Bá Tân - Phó TGĐ Viettel Network chia sẻ câu chuyện 5G từ góc nhìn của một doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

    Công việc của nhà mạng là tính toán chi phí và lựa chọn thời điểm bùng nổ sao cho hợp lý. Để sử dụng hiệu quả công nghệ 5G, nhà mạng không thể làm điều đó một mình mà phải cần đến một hệ sinh thái có tính xã hội, toàn cầu. Với người dân, những người phải bỏ tiền để sử dụng 5G, phải làm sao để họ cảm thấy đồng tiền mà mình bỏ ra thực sự đem tới giá trị.

    Chia sẻ về quan điểm của mình, ông Kai Sahala - Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh toàn cầu của Nokia cho rằng, song song với việc triển khai 5G, các nhà mạng nên duy trì mạng 4G với chất lượng tốt. Điều này sẽ mang tới trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

    “Nhà mạng cũng có thể dùng các trạm thu phát sóng truyền thống để bổ sung cho việc triển khai 5G. Điều này đang diễn ra ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Nhìn chung, các quốc gia không nên “nhảy” thẳng lên 5G mà nên duy trì song song với mạng 4G trước đó.”, ông Kai Sahala nói.

    {keywords}
    Các hội thảo chuyên đề của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World 2020) đều được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với sự tham dự của nhiều chuyên gia quốc tế. Ảnh: Trọng Đạt

    Với ông Mohamed Madkour - Phó chủ tịch mảng Tiếp thị giải pháp mạng không dây toàn cầu của Huawei, 5G không phải tự nó là một cuộc cách mạng, thay vì vậy, đầu máy cho sự phát triển vẫn phải do con người.

    Vị chuyên gia này cho rằng, nếu trải nghiệm người dùng và mô hình kinh doanh dựa trên 5G không đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, sẽ không có cuộc cách mạng nào cả.

    Ông Mohamed Madkour đánh giá: “Từ triển vọng về công nghệ, chúng ta sẽ thấy 2G/3G sẽ lùi về quá khứ, 4G sẽ tiếp tục phát triển và sẽ trở thành lớp cơ bản mang phần lớn lưu lượng truy cập. 5G sẽ xuất hiện nhanh chóng. Trong năm nay, trên toàn cầu sẽ có 1/4 tỷ điện thoại thông minh 5G được xuất xưởng.”.

    Nhìn chung, các chuyên gia hàng đầu về viễn thông đều đồng ý với quan điểm rằng, 5G sẽ cần thời gian một vài năm tới để phát triển. Tuy vậy, công nghệ này có thể sẽ trở thành nền tảng chung để thúc đẩy thế giới phục hồi sau đại dịch và bước sang một trạng thái bình thường mới.

    Trọng Đạt
    ...Xem thêm
    0 Thích
    0 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng

    ITU 2020: Tìm cơ hội mới trong đại dịch

    Lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến, ITU Digital World 2020 vừa được khai mạc ngày 20/10 với chủ đề “Xây dựng thế giới số cùng nhau”. Sự kiện quy mô lớn của ICT toàn cầu này do Bộ TT&TT Việt Nam phối hợp cùng ITU tổ chức trực tuyến trên nền tảng Make in Viet Nam tại địa chỉ https://digitalworld2020.vn.

    Cơ hội kinh doanh mới

    {keywords}
    Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ được các chính phủ hỗ trợ để phát triển trong và sau đại dịch.

    Không chỉ nhắc đến tầm quan trọng của CNTT-TT giúp chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, đặc biệt là đại dịch Covid-19, đại diện nhiều quốc gia, doanh nghiệp tham dự Hội nghị bộ trưởng ITU trong khuôn khổ sự kiện ITU Digital World 2020 cho biết đã tìm thấy những cơ hội phát triển mới.

    Ông Sunil Bharti, Chủ tịch Bharti Enterprise (Ấn Độ) đánh giá CNTT là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong kỷ nguyên số hóa. “Thật khó có thể tưởng tượng ra một thế giới mà không có kết nối”, ông nói. Ông cũng cho rằng sự phát triển của doanh nghiệp trong ngành CNTT-TT có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia đang phát triển, nhất là trong đầu tư hạ tầng, mở rộng băng thông, mạng lưới kết nối, cáp quang, vệ tinh…

    Tuy nhiên, theo Chủ tịch Bharti Enterprise, các chính phủ cần hỗ trợ người dân và khối doanh nghiệp thông qua những biện pháp miễn giảm thuế. Mức thuế cao đang là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp viễn thông ở nhiều quốc gia. “Nếu như CNTT-TT có thể thực sự làm thay đổi cục diện cuộc chơi thì chúng tôi cần có hỗ trợ và những chính sách khuyến khích đặc biệt là về thuế”, ông Sunil Bharti nói.

    Bày tỏ quan điểm của mình về cơ hội phát triển trong thời điểm đầy thách thức, ông Evgeny Kaspersky - CEO Karpersky cho hay, hãng bảo mật đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về an toàn thông tin. “Cơ sở hạ tầng và an ninh mạng là hai đòi hỏi lớn nhất của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp hiện nay. Chúng tôi đang hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng những giải pháp và công cụ an ninh mạng tốt nhất, để đảm bảo cho các cá nhân tiếp cận với giáo dục một cách an toàn nhất”.

    Ông cũng bày tỏ sự lạc quan và các tín hiệu phát triển mới. “Chúng ta vẫn có thể phát huy năng lực của mình trong bối cảnh bình thường mới. Tôi tin rằng Covid-19 đã giúp phát triển các dịch vụ mới, thói quen mới nên thế giới sau đại dịch sẽ trở nên tươi sáng hơn”.

    Trong khi đó, nói về triển vọng phát triển của các dịch vụ mới, đặc biệt là 5G, ông Marc Vancoppenolle, Bộ phận quan hệ Chính phủ của Nokia cho rằng, khi đại dịch bùng phát thì lưu lượng traffic tăng lên tới 30 - 40%. Và con số này sẽ tiếp tục tăng bởi học tập, làm việc từ xa đang là xu hướng toàn cầu. “Chúng ta phải có đủ băng thông để xóa bỏ khoảng cách về kết nối; đảm bảo học sinh có thể học tập và người lao động có thể tiếp tục làm việc từ xa. Quá trình nâng cấp lên mạng 5G là bước đi có thể đáp ứng được nhu cầu này”, ông nói.

    Đại diện Nokia khẳng định rằng đầu tư vào băng thông rộng phải là ưu tiên của ngành viễn thông toàn thế giới, là một trong những sáng kiến đưa vào kế hoạch ứng phó với Covid-19. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ bởi chúng ta phải chuyển đổi số ở doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô không chỉ ở vật lý mà còn ở trên không gian mạng. “Với công nghệ hiện tại thì chúng ta có thể kỳ vọng nền kinh tế số sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai”, ông Marc Vancoppenolle nói.

    Các quốc gia thay đổi chính sách để thích ứng

    {keywords}
    Lần đầu tiên các phiên Hội nghị Bộ trưởng ITU được thực hiện trực tuyến.

    Trong bài phát biểu của mình, Tổng thư ký ITU Houlin Zhao nói rằng thông qua nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, các doanh nghiệp đều bày tỏ cam kết và kỳ vọng các cơ quan chính phủ có thể tạo điều kiện hơn nữa về môi trường và thể chế để họ đầu tư phát triển CNTT-TT. Đây cũng là vấn đề được lãnh đạo ngành CNTT-TT nhiều quốc gia chia sẻ và bàn thảo trong các phiên họp Bộ trưởng ITU vừa diễn ra.

    Ông Ghazi Al-Jobor, Chủ tịch và Tổng thư ký điều hành Ủy ban Viễn thông Jordan đánh giá ICT đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó đại dịch, nhưng điều quan trọng là làm sao để cung cấp được các dịch viễn thông, CNTT đến tất cả người dân. “Các cơ quan pháp quy của chúng tôi đã có nhiều hoạt động trong việc ban hành, soạn thảo chính sách và hợp tác với tổ chức quốc tế trong việc pháp điển hóa những văn bản và luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã phân bổ hệ thống băng thông, nguồn lực số cho hạ tầng phát triển, cấp phép cho các đơn vị sử dụng để phát huy hiệu quả”.

    Với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng dịch vụ trong thời kỳ giãn cách xã hội, đại diện từ Jordan cho biết, quốc gia này đã có những văn bản đề nghị các nhà mạng vận hành hệ thống mạng, cung cấp nhiều gói dịch vụ để phục vụ người dân. Đồng thời, thay đổi nhiều chính sách, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành cung cấp dịch vụ tốt nhất. Chia sẻ của Tổng thư ký điều hành Ủy ban Viễn thông Jordan cho thấy các nhà mạng, công ty viễn thông tại đây được các chính phủ cấp phép để vận hành dễ dàng hơn đối với dịch vụ mới, duy trì sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của quốc gia; đảm bảo các dịch vụ có giá thành rẻ, dữ liệu và băng thông đủ tốt để người dân và cơ quan chính quyền có thể sử dụng thoải mái.

    Tại Singapore, những giải pháp CNTT đã gia tăng đột biến trong đại dịch. Ông Keng Thai Leong, Tổng giám đốc các vấn đề quốc tế, Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (Singapore) cho biết, quốc gia này đã phát triển nhiều ứng dụng di động để cung cấp thông tin đến người dân. Chính phủ mở rộng các chính sách và dịch vụ của mình hướng tới nâng cao năng lực ứng phó với Covid-19 cho toàn xã hội.

    Theo ông Keng Thai Leong, Singapore đã xây dựng nhiều chính sách và nền tảng phục vụ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các dịch vụ, giải pháp này hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ doanh nghiệp tự đổi mới, ứng dụng công nghệ số để ứng phó và tiếp tục phát triển sau đại dịch.

    Duy Vũ
    ...Xem thêm
    0 Thích
    0 Bình Luận
    Chia sẻ
    Đăng
    Top