Apple Newton
Ảnh: BI
Trước khi iPhone và iPad ra đời một thời gian dài, Apple có một thiết bị mang tên gọi Newton. Theo đó, đây là nỗ lực đầu tiên của “táo khuyết” đối với lĩnh vực thiết bị trợ giúp người dùng kĩ thuật số.
Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của Appel Newton là khả năng nhận diện chữ viết. Thiết bị này được bán kèm một cây bút stylus để người dùng có thể viết trên màn hình và sau đó máy sẽ chuyển đổi những gì bạn viết thành kí tự điện tử. Apple cũng đồng thời tạo ra một hệ điều hành riêng mang tên gọi NewtonOS cho thiết bị này.
Sau những phản ứng nhạt nhoè về doanh số và những phản hồi của thị trường về sự tồi tệ của tính năng nhận diện chữ viết, Steve Jobs nhanh chóng huỷ bỏ dự án phát triển tiếp theo dành cho Newton vào năm 1998.
Pippin
Ảnh: BI
Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều người vẫn nhớ đến Pippin như một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử Apple.
Vào năm 1994, công ty sản xuất đồ chơi Nhật Bản Bandai đã tiếp cận Apple cùng ý tưởng cho ra mắt một phiên bản rút gọn của Macintosh chuyên phục vụ việc chơi game. Apple hưởng ứng ý tưởng này vào cho ra mắt Pippin vào năm 1996. Ban đầu, chiếc máy này chỉ ra mắt với vỏn vẹn bốn trò chơi nhưng lại được đánh giá cao nhờ có kết nối Internet hiện đại.
Dù vậy, một trong những vấn đề lớn nhất với Pippin là mức giá quá cao lên tới 599 USD. Ở thời điểm Pippin ra mắt, Sony Playstation và Seg Saturn đang là các thiết bị cùng loại dẫn đầu thị trường. Với mức giá thấp hơn trong khi lại có nhiều trò chơi hơn, Pippin dường như đã nắm chắc phần thua ngay từ khi bắt đầu.
Vài năm sau khi ra mắt, tổng doanh số bán ra của dòng máy này vẫn chỉ dừng lại ở con số 42.000 máy và Steve Jobs một lần nữa huỷ bỏ dự án này khi ông quay lại chiếc ghét CEO của Apple.
Apple QuickTake
Ảnh: BI
Ra mắt năm 1994, QuickTake là một trong những thiết bị camera số đầu tiên bán ra trên thị trường đại trà. Đáng tiếc là nó lại không thành công như những gì Apple kì vọng. Với giá 749 USD, không có khả năng lấy nét, không có khả năng zoom, màn hình preview và bộ nhớ chỉ lưu được 32 tấm hình, Apple không thể cạnh tranh được với nhiều hãng camera khác như Kodad, Canon hay Fuji. QuickTake thực tế có ba lần làm mới sau đó một thời gian ngắn, bổ sung thêm một số tính năng trong khi giảm giá thành. Tuy nhiên, tất cả vẫn không đủ để kép nó khỏi kết cục “chết yểu.”
MacBook Pro hỗ trợ kết nối di động
Ảnh: BI
Có thể bạn chưa biết, trở lại thời điểm năm 2007, Apple từng phát triển một chiếc MacBook Pro có hỗ trợ kết nối di động. Dĩ nhiên, chiếc máy này chưa từng được Apple tung ra. Vào năm 2011, một mẫu máy như thế đã bất ngờ được bán trên eBay. Chiếc máy này theo đó có khe SIM và một phần ăng-ten gắn trên màn hình khá kì lạ.
(Theo Zing)
Ảnh: BI
Trước khi iPhone và iPad ra đời một thời gian dài, Apple có một thiết bị mang tên gọi Newton. Theo đó, đây là nỗ lực đầu tiên của “táo khuyết” đối với lĩnh vực thiết bị trợ giúp người dùng kĩ thuật số.
Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của Appel Newton là khả năng nhận diện chữ viết. Thiết bị này được bán kèm một cây bút stylus để người dùng có thể viết trên màn hình và sau đó máy sẽ chuyển đổi những gì bạn viết thành kí tự điện tử. Apple cũng đồng thời tạo ra một hệ điều hành riêng mang tên gọi NewtonOS cho thiết bị này.
Sau những phản ứng nhạt nhoè về doanh số và những phản hồi của thị trường về sự tồi tệ của tính năng nhận diện chữ viết, Steve Jobs nhanh chóng huỷ bỏ dự án phát triển tiếp theo dành cho Newton vào năm 1998.
Pippin
Ảnh: BI
Cho tới thời điểm hiện tại, nhiều người vẫn nhớ đến Pippin như một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử Apple.
Vào năm 1994, công ty sản xuất đồ chơi Nhật Bản Bandai đã tiếp cận Apple cùng ý tưởng cho ra mắt một phiên bản rút gọn của Macintosh chuyên phục vụ việc chơi game. Apple hưởng ứng ý tưởng này vào cho ra mắt Pippin vào năm 1996. Ban đầu, chiếc máy này chỉ ra mắt với vỏn vẹn bốn trò chơi nhưng lại được đánh giá cao nhờ có kết nối Internet hiện đại.
Dù vậy, một trong những vấn đề lớn nhất với Pippin là mức giá quá cao lên tới 599 USD. Ở thời điểm Pippin ra mắt, Sony Playstation và Seg Saturn đang là các thiết bị cùng loại dẫn đầu thị trường. Với mức giá thấp hơn trong khi lại có nhiều trò chơi hơn, Pippin dường như đã nắm chắc phần thua ngay từ khi bắt đầu.
Vài năm sau khi ra mắt, tổng doanh số bán ra của dòng máy này vẫn chỉ dừng lại ở con số 42.000 máy và Steve Jobs một lần nữa huỷ bỏ dự án này khi ông quay lại chiếc ghét CEO của Apple.
Apple QuickTake
Ảnh: BI
Ra mắt năm 1994, QuickTake là một trong những thiết bị camera số đầu tiên bán ra trên thị trường đại trà. Đáng tiếc là nó lại không thành công như những gì Apple kì vọng. Với giá 749 USD, không có khả năng lấy nét, không có khả năng zoom, màn hình preview và bộ nhớ chỉ lưu được 32 tấm hình, Apple không thể cạnh tranh được với nhiều hãng camera khác như Kodad, Canon hay Fuji. QuickTake thực tế có ba lần làm mới sau đó một thời gian ngắn, bổ sung thêm một số tính năng trong khi giảm giá thành. Tuy nhiên, tất cả vẫn không đủ để kép nó khỏi kết cục “chết yểu.”
MacBook Pro hỗ trợ kết nối di động
Ảnh: BI
Có thể bạn chưa biết, trở lại thời điểm năm 2007, Apple từng phát triển một chiếc MacBook Pro có hỗ trợ kết nối di động. Dĩ nhiên, chiếc máy này chưa từng được Apple tung ra. Vào năm 2011, một mẫu máy như thế đã bất ngờ được bán trên eBay. Chiếc máy này theo đó có khe SIM và một phần ăng-ten gắn trên màn hình khá kì lạ.
(Theo Zing)
Relate Threads