Nói đến sao chép, hàng giả hàng nhái thì mọi người thường nghĩ đến Trung Quốc, công xưởng của thế giới trong nhiều mảng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện chiến lược sao chép này lại là Nhật Bản và cũng chính nhờ nó, nước này mới vươn lên trở thành cường quốc.
Vai trò của Thiên hoàng Minh Trị
Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) của Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội mang tên Minh Trị Duy Tân, qua đó mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Mặc dù thời kỳ này vẫn còn nhiều xung đột giữa các phe phái duy trì chế độ cũ và mới nhưng Nhật Bản đã dần cải cách để chuyển mình nhằm tránh nguy cơ bị nước ngoài xâm lược và đô hộ.
Với mục tiêu hiện đại hóa đất nước, chính phủ Nhật Bản thời kỳ này đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển công nghiệp bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi. Đặc biệt, Nhật Bản đã học hỏi và sao chép những gì tinh túy nhất của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đêm về nghiên cứu, thay đổi và ứng dụng sao cho hợp lý nhất cho quốc gia mình.
Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912)
Kể từ đây, Nhật Bản có hàng loạt thay đổi theo Phương Tây như thành lập ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay cho đồng tiền cũ, xây dựng những ngành khai khoáng, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như đường sắt, đường bộ. Chính phủ cũng khuyến khích người dân kinh doanh, mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển công nghệ kỹ thuật, áp dụng các phương pháp sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất.
Trong thập niên 1870, Nhật Bản đã học hỏi đế quốc Phổ (tiền thân của nước Đức) trong tiến trình hiện đại hóa đất nước để trở nên hùng cường. Chính phủ đã thành lập nhiều doanh nghiệp quốc doanh thí điểm trong những ngành công nghiệp cơ bản.
Mặc dù nhiều công ty trong ngành phải chịu thua lỗ nhưng chính phủ Nhật vẫn hỗ trợ nhằm tạo tiền đề tiên phong phát triển công nghiệp. Thời kỳ này các nhà tư bản cá nhân chưa dám đầu tư vào những mảng kinh doanh công nghiệp mới do sợ lỗ và chính phủ sẽ phải là người đi tiên phong.
Không chỉ sao chép con đường cải cách kinh tế của Phương Tây, Nhật Bản còn mua và học hỏi, đạo nhái các máy móc của người Anh. Chính phủ Nhật thậm chí thuê hay có những chính sách ưu đãi nhằm thuyết phục các kỹ sư nước ngoài ở lại làm việc cho họ. Mặc dù chính phủ Anh cùng nhiều nước Phương Tây ngăn cấm nhưng Nhật Bản vẫn tìm cách đưa các kỹ sư giỏi của nước ngoài về làm việc cho họ.
Năm 1843, khi đế quốc Anh bãi bỏ những hạn chế trong xuất khẩu máy móc với Nhật Bản thì các nước Phương Tây cũng gây áp lực để nước này ký các thỏa thuận về bản quyền. Dẫu vậy Nhật Bản phớt lờ các quy định này. Trong khi nước ngoài lên án gay gắt nạn sao chép các kỹ thuật thì người Nhật lại gọi đó là "sự tiếp thu" các công nghệ mới, một đặc trưng của tinh thần học hỏi.
Xưởng làm bông tại Nhật
Đọc đến đây chắc có lẽ nhiều người cũng đã nhận ra có sự tương đồng đáng kể trong quá trình hiện đại hóa nhờ sao chép giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Những tư liệu lịch sử của Phương Tây cho thấy những hàng giả hàng nhái thời kỳ này của Nhật Bản thường có công nghệ thấp, rẻ tiền và bị các nước coi thường. Tuy nhiên chính những hàng nhái này lại đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng quê Nhật Bản do nhắm đến những nhu cầu đời thường cấp thiết của thị trường trong nước. Nhờ đó, thị trường hàng nhái vẫn sống tốt và dần phát triển, qua đó giúp nền công nghệ Nhật Bản từng bước đi lên.
Thành cường quốc nhờ sao chép
Bước sang thập niên 1880, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trỗi dậy nhờ mảng dệt may, một ngành kinh doanh không đòi hỏi nhiều vốn hay công nghệ cao nhưng luôn có sẵn thị trường. Ban đầu chính phủ Nhật nâng thuế nhập khẩu bông thô để bảo hộ ngành trồng bông trong nước, sau đó chuyển dần các chính sách bảo hộ sang những nhà máy sản xuất bông vải rồi lan dần ra các mảng kinh tế quan trọng khác theo đúng những gì nền kinh tế Đức-Phổ đã từng cải cách.
Năm 1914, mảng dệt may đã chiếm tới 60% tỷ lệ xuất khẩu của Nhật Bản. May mắn hơn, Thế chiến I bùng nổ khiến công nghiệp tại Châu Âu gián đoạn, giúp các nhà máy Nhật Bản tiếp cận được nhiều thị trường hơn với hàng loạt mặt hàng như dệt may, thực phẩm, đồ hộp, xe đạp…
Bước sang thập niên 1920, nền công nghiệp Nhật Bản dần vững mạnh và chuyển dần từ nhập khẩu nguyên liệu thô sang các sản phẩm đầu vào thứ cấp. Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh tại Nhật và dù mở cửa thị trường nhưng chính phủ vẫn can thiệp mạnh mẽ để định hướng cho nền kinh tế.
Trong những năm tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục tăng cường bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, trợ cấp và phát triển các công nghệ tiên tiến. Đến giai đoạn này, Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến công nghiệp nặng và hóa chất. Nhằm tạo lợi thế cho xuất khẩu, mô hình các tập đoàn tài phiệt (Zaibatsu) được phát triển.
Nhật Bản đã sao chép các ý tưởng thành công của nước khác để tự phát triển
Theo đó, một công ty thành công trong mảng chính sẽ phân nhánh kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ hơn ở những mảng khác, tạo thành mạng lưới kinh doanh đồ sộ. Với vốn và tiềm lực của ngành kinh doanh chính, những Zaibatsu này dễ dàng mở rộng mạng lưới của mình hơn. Điều này cũng tương tự như khi các tập đoàn lớn như Samsung của Hàn Quốc ngày nay mở rộng từ mảng chính điện tử của mình sang các phân nhánh khác.
Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp năng suất tại Nhật tăng đáng kể, tạo tiền đề cho nền kinh tế bứt tốc. Ngay trước Thế chiến II, ngành công nghiệp nặng đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% tổng sản lượng toàn ngành cho Nhật Bản.
Khôi phục kinh tế bằng bắt chước
Trong thời kỳ bứt tốc kinh tế trước Thế chiến II và hồi phục hậu chiến tranh, Nhật Bản đều tích cực sao chép các sản phẩm Phương Tây mà chẳng thấy ngại ngùng gì. Thậm chí trong Thế chiến II, nước này cũng nhanh chóng đạo nhái các vũ khí của nước ngoài và thay đổi để thích nghi với quân đội nước mình.
Từ năm 1952, sản lượng sản xuất và khai mỏ của Nhật Bản tăng hơn 10 lần trong hai thập kỷ, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên đạt được tăng trưởng kinh tế hai chữ số một cách bền vững. Rất nhiều người nghĩ rằng quốc gia này đã khám phá ra một hình thức quản trị kinh tế mới và không thể đánh bại. Thực tế, Nhật Bản chỉ làm lại những ý tưởng cũ và phát triển từ người Đức trước đó.
Vai trò của Thiên hoàng Minh Trị
Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) của Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội mang tên Minh Trị Duy Tân, qua đó mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Mặc dù thời kỳ này vẫn còn nhiều xung đột giữa các phe phái duy trì chế độ cũ và mới nhưng Nhật Bản đã dần cải cách để chuyển mình nhằm tránh nguy cơ bị nước ngoài xâm lược và đô hộ.
Với mục tiêu hiện đại hóa đất nước, chính phủ Nhật Bản thời kỳ này đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển công nghiệp bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi. Đặc biệt, Nhật Bản đã học hỏi và sao chép những gì tinh túy nhất của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đêm về nghiên cứu, thay đổi và ứng dụng sao cho hợp lý nhất cho quốc gia mình.
Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912)
Kể từ đây, Nhật Bản có hàng loạt thay đổi theo Phương Tây như thành lập ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay cho đồng tiền cũ, xây dựng những ngành khai khoáng, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như đường sắt, đường bộ. Chính phủ cũng khuyến khích người dân kinh doanh, mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển công nghệ kỹ thuật, áp dụng các phương pháp sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất.
Trong thập niên 1870, Nhật Bản đã học hỏi đế quốc Phổ (tiền thân của nước Đức) trong tiến trình hiện đại hóa đất nước để trở nên hùng cường. Chính phủ đã thành lập nhiều doanh nghiệp quốc doanh thí điểm trong những ngành công nghiệp cơ bản.
Mặc dù nhiều công ty trong ngành phải chịu thua lỗ nhưng chính phủ Nhật vẫn hỗ trợ nhằm tạo tiền đề tiên phong phát triển công nghiệp. Thời kỳ này các nhà tư bản cá nhân chưa dám đầu tư vào những mảng kinh doanh công nghiệp mới do sợ lỗ và chính phủ sẽ phải là người đi tiên phong.
Không chỉ sao chép con đường cải cách kinh tế của Phương Tây, Nhật Bản còn mua và học hỏi, đạo nhái các máy móc của người Anh. Chính phủ Nhật thậm chí thuê hay có những chính sách ưu đãi nhằm thuyết phục các kỹ sư nước ngoài ở lại làm việc cho họ. Mặc dù chính phủ Anh cùng nhiều nước Phương Tây ngăn cấm nhưng Nhật Bản vẫn tìm cách đưa các kỹ sư giỏi của nước ngoài về làm việc cho họ.
Năm 1843, khi đế quốc Anh bãi bỏ những hạn chế trong xuất khẩu máy móc với Nhật Bản thì các nước Phương Tây cũng gây áp lực để nước này ký các thỏa thuận về bản quyền. Dẫu vậy Nhật Bản phớt lờ các quy định này. Trong khi nước ngoài lên án gay gắt nạn sao chép các kỹ thuật thì người Nhật lại gọi đó là "sự tiếp thu" các công nghệ mới, một đặc trưng của tinh thần học hỏi.
Xưởng làm bông tại Nhật
Đọc đến đây chắc có lẽ nhiều người cũng đã nhận ra có sự tương đồng đáng kể trong quá trình hiện đại hóa nhờ sao chép giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Những tư liệu lịch sử của Phương Tây cho thấy những hàng giả hàng nhái thời kỳ này của Nhật Bản thường có công nghệ thấp, rẻ tiền và bị các nước coi thường. Tuy nhiên chính những hàng nhái này lại đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng quê Nhật Bản do nhắm đến những nhu cầu đời thường cấp thiết của thị trường trong nước. Nhờ đó, thị trường hàng nhái vẫn sống tốt và dần phát triển, qua đó giúp nền công nghệ Nhật Bản từng bước đi lên.
Thành cường quốc nhờ sao chép
Bước sang thập niên 1880, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trỗi dậy nhờ mảng dệt may, một ngành kinh doanh không đòi hỏi nhiều vốn hay công nghệ cao nhưng luôn có sẵn thị trường. Ban đầu chính phủ Nhật nâng thuế nhập khẩu bông thô để bảo hộ ngành trồng bông trong nước, sau đó chuyển dần các chính sách bảo hộ sang những nhà máy sản xuất bông vải rồi lan dần ra các mảng kinh tế quan trọng khác theo đúng những gì nền kinh tế Đức-Phổ đã từng cải cách.
Năm 1914, mảng dệt may đã chiếm tới 60% tỷ lệ xuất khẩu của Nhật Bản. May mắn hơn, Thế chiến I bùng nổ khiến công nghiệp tại Châu Âu gián đoạn, giúp các nhà máy Nhật Bản tiếp cận được nhiều thị trường hơn với hàng loạt mặt hàng như dệt may, thực phẩm, đồ hộp, xe đạp…
Bước sang thập niên 1920, nền công nghiệp Nhật Bản dần vững mạnh và chuyển dần từ nhập khẩu nguyên liệu thô sang các sản phẩm đầu vào thứ cấp. Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh tại Nhật và dù mở cửa thị trường nhưng chính phủ vẫn can thiệp mạnh mẽ để định hướng cho nền kinh tế.
Trong những năm tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục tăng cường bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, trợ cấp và phát triển các công nghệ tiên tiến. Đến giai đoạn này, Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến công nghiệp nặng và hóa chất. Nhằm tạo lợi thế cho xuất khẩu, mô hình các tập đoàn tài phiệt (Zaibatsu) được phát triển.
Nhật Bản đã sao chép các ý tưởng thành công của nước khác để tự phát triển
Theo đó, một công ty thành công trong mảng chính sẽ phân nhánh kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ hơn ở những mảng khác, tạo thành mạng lưới kinh doanh đồ sộ. Với vốn và tiềm lực của ngành kinh doanh chính, những Zaibatsu này dễ dàng mở rộng mạng lưới của mình hơn. Điều này cũng tương tự như khi các tập đoàn lớn như Samsung của Hàn Quốc ngày nay mở rộng từ mảng chính điện tử của mình sang các phân nhánh khác.
Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp năng suất tại Nhật tăng đáng kể, tạo tiền đề cho nền kinh tế bứt tốc. Ngay trước Thế chiến II, ngành công nghiệp nặng đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% tổng sản lượng toàn ngành cho Nhật Bản.
Khôi phục kinh tế bằng bắt chước
Trong thời kỳ bứt tốc kinh tế trước Thế chiến II và hồi phục hậu chiến tranh, Nhật Bản đều tích cực sao chép các sản phẩm Phương Tây mà chẳng thấy ngại ngùng gì. Thậm chí trong Thế chiến II, nước này cũng nhanh chóng đạo nhái các vũ khí của nước ngoài và thay đổi để thích nghi với quân đội nước mình.
Từ năm 1952, sản lượng sản xuất và khai mỏ của Nhật Bản tăng hơn 10 lần trong hai thập kỷ, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên đạt được tăng trưởng kinh tế hai chữ số một cách bền vững. Rất nhiều người nghĩ rằng quốc gia này đã khám phá ra một hình thức quản trị kinh tế mới và không thể đánh bại. Thực tế, Nhật Bản chỉ làm lại những ý tưởng cũ và phát triển từ người Đức trước đó.