Thời gian gần đây, sự biến động của Bitcoin đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những động thái cứng rắn của Trung Quốc hoặc những lời bình luận của Elon Musk.
Trong khi đó, theo các nhà phân tích, những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, bị ép bán khi giá giảm chính là nguyên nhân khiến Bitcoin giảm 30% vào tuần trước, cùng với đó là việc 1 số sàn giao dịch lớn ngừng hoạt động. Thị trường cho vay Bitcoin đang ngày càng phổ biến cũng góp phần làm biến động gia tăng.
Tuần trước, Bitcoin mất khoảng 1/3 giá trị chỉ trong vài giờ. Ở phiên 25/5, đồng tiền này đã tăng lên gần 40.000 USD nhưng vẫn thấp hơn khoảng 33% so với mức đỉnh hồi tháng 4.
Giá Bitcoin biến động mạnh và rơi vào tình trạng bán tháo hồi tuần trước.
Khi các trader sử dụng margin, về cơ bản họ sẽ đi vay từ công ty môi giới để tăng vị thế đối với Bitcoin. Nếu giá giảm, họ phải trả lại tiền cho công ty môi giới, gọi là "margin call". Theo một phần của margin call, các giao dịch bán sẽ được kích hoạt khi Bitcoin chạm đến một mức giá được ấn định, đảm bảo nhà đầu tư trả lại tiền đã đi vay.
Brian Kelly - CEO của BKCM, chỉ ra các công ty ở châu Á như BitMEX cho phép nhà đầu tư tiền số sử dụng đòn bẩy 1:100 (ví dụ khách hàng có 1.000 USD, họ được quyền vay tới 100.000 USD để giao dịch). Trong khi đó, Robinhood không cho phép trader dùng đòn bẩy để giao dịch tiền số, còn Coinbase chỉ cho phép đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Kelly cho hay: "Bạn đã nhận thấy yếu tố đám đông ở đây, giá thanh lý (liquidation price) của các nhà đầu tư dường như khá gần nhau. Khi giá Bitcoin chạm đến mức đó, lệnh bán tự động được kích hoạt và giá sẽ chỉ đi xuống."
Các trader Bitcoin đã thanh lý khoảng 12 tỷ USD vị thế cho vay vào tuần trước, khi giá Bitcoin giao dịch theo đường "xoắn ốc", theo bybt.com . Cơn bán tháo này đã khiến khoảng 800.000 tài khoản bị "cháy".
Dyan Ryan - nhà phân tích của JMP, nhận định: "Những đợt bán ra được nhân lên cho đến khi đòn bẩy được cân bằng trong hệ thống. Tình trạng bán tháo bắt đầu trở nên tồi tệ hơn khi các vị thế đòn bẩy được thanh lý, bởi nhà đầu tư không thể đáp ứng tỷ lệ margin."
Ông nói thêm: "Đòn bẩy trên thị trường tiền số, đặc biệt là ở nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ, đã là một yếu tố lớn làm tăng sự biến động." Ryan cho biết, khi thị trường tiền số phát triển, ông kỳ vọng đòn bẩy sẽ có ít ảnh hưởng hơn, nhất là khi dòng vốn từ các nhà đầu tư tổ chức được đổ vào.
Nhà đầu tư - cả nhỏ lẻ và tổ chức, đã đổ xô đến Bitcoin cùng các tài sản kỹ thuật số khác trong năm nay. Sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới - Coinbase, cho biết khối lượng giao dịch trong quý I là 335 tỷ USD, trong đó 120 tỷ USD đến từ nhà đầu tư nhỏ lẻ và 215 tỷ USD là nhà đầu tư tổ chức. Trong khi đó, tổng khối lượng giao dịch trong quý I/2020 là khoảng 30 tỷ USD.
Một nguyên nhân khác gây ra đợt bán tháo tồi tệ vừa qua có thể đến từ thị trường cho vay Bitcoin đang phát triển. Các công ty tiền số như BlockFi và Celsius cho phép người sở hữu Bitcoin lưu trữ khoản tiền số của họ trong công ty, và nhận lãi suất 6-8%.
Sau đó, các công ty này sẽ cho các quỹ phòng hộ và nhà đầu tư chuyên nghiệp khác vay Bitcoin. Họ cũng cho phép khách hàng sử dụng số Bitcoin đang nắm giữ để làm tài sản thế chấp để đi vay.
Ví dụ, nếu một người vay 1 triệu USD nhờ thế chấp Bitcoin, khi giá giảm 30% thì khoản nợ của họ có thể tăng thêm 30% giá trị.
Kelly cho hay: "Khi tài sản thế chấp đạt đến một mức nhất định, các công ty sẽ tự động bán số Bitcoin của bạn và gửi tài sản thế chấp cho người cho vay. Điều này tạo ra hiệu ứng tầng, đôi khi khối lượng lớn đến mức các sàn giao dịch ngừng hoạt động."
Việc Bitcoin không được NHTW nào quản lý là một phần lý do khiến đồng tiền này có giá trị đối với nhà đầu tư. Dẫu vậy, không có cơ quan trung ương giám sát và được sử dụng ngày càng nhiều đã khiến Bitcoin vấp phải một số ý kiến chỉ trích ở Washington. Hôm thứ Năm tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ yêu cầu bất kỳ giao dịch nào trị giá 10.000 USD bằng tiền số được chuyển khoản phải được báo cáo cho Sở Thuế vụ.
Trong khi đó, theo các nhà phân tích, những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, bị ép bán khi giá giảm chính là nguyên nhân khiến Bitcoin giảm 30% vào tuần trước, cùng với đó là việc 1 số sàn giao dịch lớn ngừng hoạt động. Thị trường cho vay Bitcoin đang ngày càng phổ biến cũng góp phần làm biến động gia tăng.
Tuần trước, Bitcoin mất khoảng 1/3 giá trị chỉ trong vài giờ. Ở phiên 25/5, đồng tiền này đã tăng lên gần 40.000 USD nhưng vẫn thấp hơn khoảng 33% so với mức đỉnh hồi tháng 4.
Giá Bitcoin biến động mạnh và rơi vào tình trạng bán tháo hồi tuần trước.
Khi các trader sử dụng margin, về cơ bản họ sẽ đi vay từ công ty môi giới để tăng vị thế đối với Bitcoin. Nếu giá giảm, họ phải trả lại tiền cho công ty môi giới, gọi là "margin call". Theo một phần của margin call, các giao dịch bán sẽ được kích hoạt khi Bitcoin chạm đến một mức giá được ấn định, đảm bảo nhà đầu tư trả lại tiền đã đi vay.
Brian Kelly - CEO của BKCM, chỉ ra các công ty ở châu Á như BitMEX cho phép nhà đầu tư tiền số sử dụng đòn bẩy 1:100 (ví dụ khách hàng có 1.000 USD, họ được quyền vay tới 100.000 USD để giao dịch). Trong khi đó, Robinhood không cho phép trader dùng đòn bẩy để giao dịch tiền số, còn Coinbase chỉ cho phép đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Kelly cho hay: "Bạn đã nhận thấy yếu tố đám đông ở đây, giá thanh lý (liquidation price) của các nhà đầu tư dường như khá gần nhau. Khi giá Bitcoin chạm đến mức đó, lệnh bán tự động được kích hoạt và giá sẽ chỉ đi xuống."
Các trader Bitcoin đã thanh lý khoảng 12 tỷ USD vị thế cho vay vào tuần trước, khi giá Bitcoin giao dịch theo đường "xoắn ốc", theo bybt.com . Cơn bán tháo này đã khiến khoảng 800.000 tài khoản bị "cháy".
Dyan Ryan - nhà phân tích của JMP, nhận định: "Những đợt bán ra được nhân lên cho đến khi đòn bẩy được cân bằng trong hệ thống. Tình trạng bán tháo bắt đầu trở nên tồi tệ hơn khi các vị thế đòn bẩy được thanh lý, bởi nhà đầu tư không thể đáp ứng tỷ lệ margin."
Ông nói thêm: "Đòn bẩy trên thị trường tiền số, đặc biệt là ở nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ, đã là một yếu tố lớn làm tăng sự biến động." Ryan cho biết, khi thị trường tiền số phát triển, ông kỳ vọng đòn bẩy sẽ có ít ảnh hưởng hơn, nhất là khi dòng vốn từ các nhà đầu tư tổ chức được đổ vào.
Nhà đầu tư - cả nhỏ lẻ và tổ chức, đã đổ xô đến Bitcoin cùng các tài sản kỹ thuật số khác trong năm nay. Sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới - Coinbase, cho biết khối lượng giao dịch trong quý I là 335 tỷ USD, trong đó 120 tỷ USD đến từ nhà đầu tư nhỏ lẻ và 215 tỷ USD là nhà đầu tư tổ chức. Trong khi đó, tổng khối lượng giao dịch trong quý I/2020 là khoảng 30 tỷ USD.
Một nguyên nhân khác gây ra đợt bán tháo tồi tệ vừa qua có thể đến từ thị trường cho vay Bitcoin đang phát triển. Các công ty tiền số như BlockFi và Celsius cho phép người sở hữu Bitcoin lưu trữ khoản tiền số của họ trong công ty, và nhận lãi suất 6-8%.
Sau đó, các công ty này sẽ cho các quỹ phòng hộ và nhà đầu tư chuyên nghiệp khác vay Bitcoin. Họ cũng cho phép khách hàng sử dụng số Bitcoin đang nắm giữ để làm tài sản thế chấp để đi vay.
Ví dụ, nếu một người vay 1 triệu USD nhờ thế chấp Bitcoin, khi giá giảm 30% thì khoản nợ của họ có thể tăng thêm 30% giá trị.
Kelly cho hay: "Khi tài sản thế chấp đạt đến một mức nhất định, các công ty sẽ tự động bán số Bitcoin của bạn và gửi tài sản thế chấp cho người cho vay. Điều này tạo ra hiệu ứng tầng, đôi khi khối lượng lớn đến mức các sàn giao dịch ngừng hoạt động."
Việc Bitcoin không được NHTW nào quản lý là một phần lý do khiến đồng tiền này có giá trị đối với nhà đầu tư. Dẫu vậy, không có cơ quan trung ương giám sát và được sử dụng ngày càng nhiều đã khiến Bitcoin vấp phải một số ý kiến chỉ trích ở Washington. Hôm thứ Năm tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ yêu cầu bất kỳ giao dịch nào trị giá 10.000 USD bằng tiền số được chuyển khoản phải được báo cáo cho Sở Thuế vụ.
Tham khảo CNBC
Relate Threads