Có một con cá mập nằm lơ lửng trong bể foocmôn được bán với giá tối thiểu là 8 triệu USD. Tác phẩm có tên "The Physical Impossibility of Death in the Mind of Someone Living" (tạm dịch: Sự tồn tại phi lý của một thể xác đã chết trong tâm trí một người đang sống) của nghệ sĩ Damien Hirst đã được tỷ phú Steven Cohen "chốt đơn" để đưa về nhà mình.
Dù không phải ai cũng đồng ý tác phẩm này là nghệ thuật nhưng Steven Cohen lại tin là vậy. Giá trị 8 triệu USD đã chứng minh cho điều đó.
Trở lại với chủ đề chính: Bitcoin. Nó cũng giống như con cá mập nằm trong bể foocmôn kia. Có người từng trả cả mớ Bitcoin chỉ để mua một cái bánh pizza nhưng cũng có người bán cả sản nghiệp chỉ để sở hữu một vài Bitcoin. Đó là những gì đã diễn ra và lúc đỉnh điểm, Bitcoin có giá 65.000 USD.
Sự cuồng tín của những người ủng hộ Bitcoin là lý do chính đẩy giá tiền số tăng cao, nhất là khi những giá trị của nó trong thanh toán vẫn còn là điều gây tranh cãi. Không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, Bitcoin thậm chí còn là thứ tôn giáo nào đó.
Sóng gió với giá đồng Bitcoin trong vài ngày qua đã chứng minh nó không giống một loại tiền tệ. Tuy nhiên, những người ủng hộ có thể so sánh Bitcoin với thị trường nghệ thuật đương đại. Tiền số và nghệ thuật đương đại thực sự là những mặt hàng rất giống nhau.
Những biến động khủng khiếp của tiền số không còn là điều gì đáng ngạc nhiên với những người nghi ngờ. Giá trị của nó không bao giờ có thể có ý nghĩa như vàng, cổ phiếu, trái phiếu và đồng USD, vốn luôn được hỗ trợ bởi hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Mỹ. Tiền số chịu sự biến động mạnh về giá cả xuất phát từ niềm tin của các nhà đầu cơ nhưng đến lúc nào đó, nó cần phải ổn định xung quanh giá trị của doanh nghiệp hay tổ chức mà chúng đại diện.
Những tín đồ tin rằng Bitcoin có giá trị vì nó khan hiếm (mặc dù luôn rất dễ dàng tạo ra các đồng tiền số mới). Tuy nhiên, phải nhớ rằng, bất cứ thứ gì vô giá trị, đều có thể giảm giá thảm hại bất kể chúng có khan hiếm hay không.
Tuy nhiên, Bitcoin hay tiền số, chúng không bao giờ có thể trở thành một loại tiền tệ nhất là khi thị trường tội phạm dễ dàng lợi dụng nó. Giá trị của tiền số chủ yếu tới từ đầu cơ và cảm giác hồi hộp khi sở hữu một thứ gì đó khan hiếm và có thể tăng giá. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến chúng dễ bị tổn thương khi xảy ra biến động.
Như chúng ta đã thấy, bất cứ động thái nào từ những "cá mập" như Elon Musk cũng khiến Bitcoin hưng phấn tăng giá hoặc bị bán tháo. Trong một ngày, Bitcoin có lúc mất 31% nhưng lại phục hồi tới 33% chỉ bởi những lời nói của "cá mập".
Không ai biết tiền số sẽ có hình dạng như thế nào trong 10 năm tới. Tuy nhiên, sự rủi ro và khó đoán có thể không phải là lợi thế của Bitcoin và các sản phẩm tương tự. Có lẽ, tiền số cần những bàn tay phía sau để đảm bảo chúng không còn tăng giảm quá nóng để có thể tồn tại.
Dù không phải ai cũng đồng ý tác phẩm này là nghệ thuật nhưng Steven Cohen lại tin là vậy. Giá trị 8 triệu USD đã chứng minh cho điều đó.
Trở lại với chủ đề chính: Bitcoin. Nó cũng giống như con cá mập nằm trong bể foocmôn kia. Có người từng trả cả mớ Bitcoin chỉ để mua một cái bánh pizza nhưng cũng có người bán cả sản nghiệp chỉ để sở hữu một vài Bitcoin. Đó là những gì đã diễn ra và lúc đỉnh điểm, Bitcoin có giá 65.000 USD.
Sự cuồng tín của những người ủng hộ Bitcoin là lý do chính đẩy giá tiền số tăng cao, nhất là khi những giá trị của nó trong thanh toán vẫn còn là điều gây tranh cãi. Không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, Bitcoin thậm chí còn là thứ tôn giáo nào đó.
Sóng gió với giá đồng Bitcoin trong vài ngày qua đã chứng minh nó không giống một loại tiền tệ. Tuy nhiên, những người ủng hộ có thể so sánh Bitcoin với thị trường nghệ thuật đương đại. Tiền số và nghệ thuật đương đại thực sự là những mặt hàng rất giống nhau.
Những biến động khủng khiếp của tiền số không còn là điều gì đáng ngạc nhiên với những người nghi ngờ. Giá trị của nó không bao giờ có thể có ý nghĩa như vàng, cổ phiếu, trái phiếu và đồng USD, vốn luôn được hỗ trợ bởi hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Mỹ. Tiền số chịu sự biến động mạnh về giá cả xuất phát từ niềm tin của các nhà đầu cơ nhưng đến lúc nào đó, nó cần phải ổn định xung quanh giá trị của doanh nghiệp hay tổ chức mà chúng đại diện.
Những tín đồ tin rằng Bitcoin có giá trị vì nó khan hiếm (mặc dù luôn rất dễ dàng tạo ra các đồng tiền số mới). Tuy nhiên, phải nhớ rằng, bất cứ thứ gì vô giá trị, đều có thể giảm giá thảm hại bất kể chúng có khan hiếm hay không.
Tuy nhiên, Bitcoin hay tiền số, chúng không bao giờ có thể trở thành một loại tiền tệ nhất là khi thị trường tội phạm dễ dàng lợi dụng nó. Giá trị của tiền số chủ yếu tới từ đầu cơ và cảm giác hồi hộp khi sở hữu một thứ gì đó khan hiếm và có thể tăng giá. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến chúng dễ bị tổn thương khi xảy ra biến động.
Như chúng ta đã thấy, bất cứ động thái nào từ những "cá mập" như Elon Musk cũng khiến Bitcoin hưng phấn tăng giá hoặc bị bán tháo. Trong một ngày, Bitcoin có lúc mất 31% nhưng lại phục hồi tới 33% chỉ bởi những lời nói của "cá mập".
Không ai biết tiền số sẽ có hình dạng như thế nào trong 10 năm tới. Tuy nhiên, sự rủi ro và khó đoán có thể không phải là lợi thế của Bitcoin và các sản phẩm tương tự. Có lẽ, tiền số cần những bàn tay phía sau để đảm bảo chúng không còn tăng giảm quá nóng để có thể tồn tại.
Relate Threads