Hãng xe điện Tesla đã mở một trung tâm dữ liệu tại Thượng Hải để lưu trữ tất cả dữ liệu thu thập được từ khách hàng đại lục. Động thái có khả năng định hình cuộc chơi cho tất cả các hãng công nghệ quốc tế đang nhắm tới thị trường Trung Quốc.
Tesla đối mặt với làn sóng phản đối từ khách hàng và quan chức Trung Quốc vì vấn đề dữ liệu. Nước này yêu cầu doanh nghiệp ngoại phải lưu trữ dữ liệu người dùng trên lãnh thổ Trung Quốc từ năm 2017, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực. Trước đó, Apple cũng quyết định lưu trữ tài khoản iCloud của người dùng Trung Quốc tại một trung tâm dữ liệu mới ở Quý Châu.
Yale Zhang, Giám đốc quản lý hãng nghiên cứu Automative Foresight, nhận xét xử lý dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng mà các hãng công nghệ hàng đầu phải giải quyết khi hoạt động tại đại lục. Việc củng cố khung pháp lý trong quản lý dữ liệu mà các hãng xe điện thu thập được không chỉ xuất phát từ những lo ngại an ninh quốc gia của chính phủ, mà còn từ quan điểm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Bắc Kinh ngày càng nhận thức rõ về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và triển khai hàng loạt biện pháp để quản lý dữ liệu do xe điện tạo ra. Xe điện vốn được trang bị nhiều phần mềm, từ giải trí đến xe tự lái và kết nối với Internet.
Cơ quan quản lý Không gian mạng Trung Quốc đề ra một loạt dự thảo vào ngày 12/5, mang tên Quy định quản lý bảo mật dữ liệu ô tô, theo sau dự luật của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc tháng trước. Bộ quy định dữ liệu cá nhân và dữ liệu quan trọng thu thập, phát sinh trong khi hoạt động trong nước phải nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến các nhà sản xuất xe điện thông minh như Tesla.
Tháng 3, quân đội Trung Quốc cấm xe điện Tesla tại các cơ sở do lo ngại camera lắp đặt trên những chiếc xe này. Ông Elon Musk – CEO Tesla – khẳng định xe điện của hãng không được dùng để theo dõi Trung Quốc. “Nếu Tesla dùng xe để theo dõi tại Trung Quốc hay bất kỳ đâu, chúng tôi sẽ đóng cửa”.
Doanh số Tesla tại đại lục giảm trong tháng 4 sau khi bị người dùng tẩy chay. Hãng chỉ bán được 25.845 xe tại đây, giảm 27,2% so với tháng 3, theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội xe chở khách Trung Quốc.
Tesla đối mặt với làn sóng phản đối từ khách hàng và quan chức Trung Quốc vì vấn đề dữ liệu. Nước này yêu cầu doanh nghiệp ngoại phải lưu trữ dữ liệu người dùng trên lãnh thổ Trung Quốc từ năm 2017, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực. Trước đó, Apple cũng quyết định lưu trữ tài khoản iCloud của người dùng Trung Quốc tại một trung tâm dữ liệu mới ở Quý Châu.
Yale Zhang, Giám đốc quản lý hãng nghiên cứu Automative Foresight, nhận xét xử lý dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng mà các hãng công nghệ hàng đầu phải giải quyết khi hoạt động tại đại lục. Việc củng cố khung pháp lý trong quản lý dữ liệu mà các hãng xe điện thu thập được không chỉ xuất phát từ những lo ngại an ninh quốc gia của chính phủ, mà còn từ quan điểm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Bắc Kinh ngày càng nhận thức rõ về quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu và triển khai hàng loạt biện pháp để quản lý dữ liệu do xe điện tạo ra. Xe điện vốn được trang bị nhiều phần mềm, từ giải trí đến xe tự lái và kết nối với Internet.
Cơ quan quản lý Không gian mạng Trung Quốc đề ra một loạt dự thảo vào ngày 12/5, mang tên Quy định quản lý bảo mật dữ liệu ô tô, theo sau dự luật của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc tháng trước. Bộ quy định dữ liệu cá nhân và dữ liệu quan trọng thu thập, phát sinh trong khi hoạt động trong nước phải nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến các nhà sản xuất xe điện thông minh như Tesla.
Tháng 3, quân đội Trung Quốc cấm xe điện Tesla tại các cơ sở do lo ngại camera lắp đặt trên những chiếc xe này. Ông Elon Musk – CEO Tesla – khẳng định xe điện của hãng không được dùng để theo dõi Trung Quốc. “Nếu Tesla dùng xe để theo dõi tại Trung Quốc hay bất kỳ đâu, chúng tôi sẽ đóng cửa”.
Doanh số Tesla tại đại lục giảm trong tháng 4 sau khi bị người dùng tẩy chay. Hãng chỉ bán được 25.845 xe tại đây, giảm 27,2% so với tháng 3, theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội xe chở khách Trung Quốc.
Theo SCMP
Relate Threads