Hãng công nghệ Mỹ Apple có thể đạt mốc vốn hoá thị trường 3 nghìn tỷ USD vào năm 2022 – nhà phân tích Dan Ives thuộc công ty tư vấn Wedbush nhận định trong cuộc trao đổi với hãng tin CNBC.
Từ đầu năm đến nay, vốn hoá của nhà sản xuất điện thoại iPhone đã giảm 5%. Đầu năm, giới đầu tư đã bán mạnh cổ phiếu Apple dù công ty đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quý 4 năm ngoái. Nhiều nhà đầu tư và phân tích xem mức giá đỉnh trên 140 USD/cổ phiếu của Apple ở thời điểm đó là cơ hội tuyệt vời để chốt lời. Hiện nay, cổ phiếu này đang giao dịch dưới ngưỡng 130 USD/cổ phiếu.
Apple hiện là công ty đắt giá nhất thế giới, với mức vốn hoá khoảng 2,1 nghìn tỷ USD. “Táo khuyết” lần đầu vượt ngưỡng vốn hoá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2018, và đến năm 2020 đã vượt mốc 2 nghìn tỷ USD.
Đây không phải là lần đầu tiên giới phân tích, trong đó có ông Ives, nói về chặng đường tới mốc vốn hoá 3 nghìn tỷ USD của Apple.
“Tôi cho rằng sẽ mất thời gian 12-18 tháng kể từ bây giờ”, ông Ives nói trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, khi được hỏi về thời điểm Apple có thể cán mốc 3 nghìn tỷ USD vốn hoá.
“Nếu nhìn vào sự sáng tạo của Apple, nếu nhìn vào siêu chu kỳ đang diễn ra trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tôi tin rằng đó chính là giai đoạn tăng trưởng tiếp theo”, ông Ives phát biểu.
Hồi cuối tháng 4, ông Ives nâng mức giá mục tiêu của cổ phiếu Apple từ 175 USD lên 185 USD/cổ phiếu.
Trong nhiều năm qua, Apple luôn được nhìn nhận là một nhà sản xuất phần cứng. Những năm gần đây, Tổng giám đốc (CEO) Tim Cook của Apple có những bước đi nhằm thuyết phục giới đầu tư rằng iOS và hệ sinh thái dịch vụ của hệ điều hành này - được xây dựng dựa trên nền tảng là hơn 1 tỷ người dùng thiết bị Apple – sẽ là một phần quan trọng trong tương lai của hãng. Chiến lược song song thúc đẩy hai mảng phần cứng và phần mềm của Apple đã nhận được sự hưởng ứng của giới phân tích và đầu tư ở Phố Wall.
Ông Ives định giá mảng dịch vụ phần mềm của Apple ở mức khoảng 1 nghìn tỷ USD ở thời điểm hiện tại, và cho rằng giá trị của mảng này sẽ phải tăng lên mức khoảng 1,5 nghìn tỷ USD để vốn hoá của hãng đạt 3 nghìn tỷ USD.
Tại Hội nghị Các nhà phát triển phần mềm Apple toàn cầu (WWDC) hôm thứ Hai tuần này, Apple giới thiệu một loạt cập nhật mới dành cho các sản phẩm chính của hãng. Trong đó có phiên bản hệ điều hành mới nhất iOS 15.
Theo dự kiến, Apple sẽ trình làng loạt iPhone mới vào cuối năm nay. Ngoài ra, hãng cũng đang thúc đẩy dự án phát triển ô tô tự lái Apple Car.
Nhà phân tích Ives nhận định rằng ở thời điểm này, Apple đang đặt nền móng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, khi phần mềm và dịch vụ đóng một vai trò ngày càng quan trọng.
Từ đầu năm đến nay, vốn hoá của nhà sản xuất điện thoại iPhone đã giảm 5%. Đầu năm, giới đầu tư đã bán mạnh cổ phiếu Apple dù công ty đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quý 4 năm ngoái. Nhiều nhà đầu tư và phân tích xem mức giá đỉnh trên 140 USD/cổ phiếu của Apple ở thời điểm đó là cơ hội tuyệt vời để chốt lời. Hiện nay, cổ phiếu này đang giao dịch dưới ngưỡng 130 USD/cổ phiếu.
Apple hiện là công ty đắt giá nhất thế giới, với mức vốn hoá khoảng 2,1 nghìn tỷ USD. “Táo khuyết” lần đầu vượt ngưỡng vốn hoá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2018, và đến năm 2020 đã vượt mốc 2 nghìn tỷ USD.
Đây không phải là lần đầu tiên giới phân tích, trong đó có ông Ives, nói về chặng đường tới mốc vốn hoá 3 nghìn tỷ USD của Apple.
“Tôi cho rằng sẽ mất thời gian 12-18 tháng kể từ bây giờ”, ông Ives nói trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, khi được hỏi về thời điểm Apple có thể cán mốc 3 nghìn tỷ USD vốn hoá.
“Nếu nhìn vào sự sáng tạo của Apple, nếu nhìn vào siêu chu kỳ đang diễn ra trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tôi tin rằng đó chính là giai đoạn tăng trưởng tiếp theo”, ông Ives phát biểu.
Hồi cuối tháng 4, ông Ives nâng mức giá mục tiêu của cổ phiếu Apple từ 175 USD lên 185 USD/cổ phiếu.
Trong nhiều năm qua, Apple luôn được nhìn nhận là một nhà sản xuất phần cứng. Những năm gần đây, Tổng giám đốc (CEO) Tim Cook của Apple có những bước đi nhằm thuyết phục giới đầu tư rằng iOS và hệ sinh thái dịch vụ của hệ điều hành này - được xây dựng dựa trên nền tảng là hơn 1 tỷ người dùng thiết bị Apple – sẽ là một phần quan trọng trong tương lai của hãng. Chiến lược song song thúc đẩy hai mảng phần cứng và phần mềm của Apple đã nhận được sự hưởng ứng của giới phân tích và đầu tư ở Phố Wall.
Ông Ives định giá mảng dịch vụ phần mềm của Apple ở mức khoảng 1 nghìn tỷ USD ở thời điểm hiện tại, và cho rằng giá trị của mảng này sẽ phải tăng lên mức khoảng 1,5 nghìn tỷ USD để vốn hoá của hãng đạt 3 nghìn tỷ USD.
Tại Hội nghị Các nhà phát triển phần mềm Apple toàn cầu (WWDC) hôm thứ Hai tuần này, Apple giới thiệu một loạt cập nhật mới dành cho các sản phẩm chính của hãng. Trong đó có phiên bản hệ điều hành mới nhất iOS 15.
Theo dự kiến, Apple sẽ trình làng loạt iPhone mới vào cuối năm nay. Ngoài ra, hãng cũng đang thúc đẩy dự án phát triển ô tô tự lái Apple Car.
Nhà phân tích Ives nhận định rằng ở thời điểm này, Apple đang đặt nền móng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, khi phần mềm và dịch vụ đóng một vai trò ngày càng quan trọng.
Relate Threads