• Thông báo

Thăm dò công nghệ

Thăm dò bình chọn về công nghệ (khu vực giới hạn). Bấm vào đây để xem các bài viết mới nhất.

Nữ sinh Huế tiếp tục nối dài thành tích thi viết thư UPU của học sinh Việt Nam

Viết thư quốc tế là cuộc thi được Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tổ chức hằng năm cho thanh thiếu niên từ 9 -15 tuổi trên toàn thế giới.

Cuộc thi hướng tới việc giúp các thanh thiếu niên tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Cuộc thi cũng là dịp để các em trau dồi tư duy và khả năng viết văn, là dịp hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội.

Mỗi năm cuộc thi có một chủ đề khác nhau. Trong năm 2020, năm thứ 49 cuộc thi được tổ chức và là năm thứ 32 học sinh Việt Nam tham gia, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Write a message to an adult about the world we live in” (Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống).

{keywords}
Kết quả cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 - năm 2020 được công bố đúng dịp kỷ niệm Ngày Bưu chính thế giới 9/10 (Ảnh chụp website upu.int)

Trên website của Liên minh Bưu chính Thế giới (upu.int), cơ quan bưu chính của Liên hợp quốc vừa cho biết, trong một buổi lễ ảo được tổ chức vào ngày 9/10 để kỷ niệm Ngày Bưu chính Thế giới, kết quả cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 – năm 2020 đã được công bố.

Theo đó, ông Bishar A. Hussein, Tổng Giám đốc UPU đã tuyên bố cô bé 11 tuổi Volga Valchkevich đến từ Belarus là người giành Huy chương Vàng (giải Nhất) trong cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm nay với bức thư chia sẻ những bài học mà cô đã học được từ người ông quá cố của mình. Huy chương Bạc (giải Nhì) và Huy chương Đồng (giải Ba) lần lượt thuộc về Jana Popovska, 12 tuổi đến từ Bắc Macedonia và Phan Hoàng Phương Nhi, 13 tuổi đến từ Việt Nam.

Ông Bishar A. Hussein nhận xét, mỗi bức thư đều chứa đựng một tia sáng đổi mới và sáng tạo. Tia sáng đổi mới và sáng tạo đó tồn tại trong mỗi trẻ em và cách các em nhìn thế giới. “Đó là một tia sáng mời gọi chúng tôi lắng nghe kỹ và chú ý. Những người chiến thắng cuộc thi viết thư năm nay cũng thế”, vị Giám đốc UPU chia sẻ.

{keywords}
Học sinh Phan Hoàng Phương Nhi đến từ tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mang về cho Việt Nam thêm một giải Ba cuộc thi viết thư quốc tế UPU (Ảnh: Quốc Bảo)

Trước đó, như ICTnews đã đưa tin, ngày 26/6, Ban tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 – năm 2020 tại Việt Nam đã trao giải Nhất quốc gia cho em Phan Hoàng Phương Nhi, học sinh trường Trường THCS Duy Tân, An Tựu, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo nhận xét của Ban Giám khảo, chủ nhân của bức thư đoạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 đã đưa ra thông điệp bảo vệ môi trường, về sự thay đổi từ nhận thức đến hành động của một người phụ nữ giản dị làm một công việc giản dị. Thông qua bức thư, những việc tử tế được tôn vinh. Hơn thế nữa, hình ảnh con người với những nét văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam cũng được giới thiệu tới bạn bè thế giới. Bức thư của em Phan Hoàng Phương Nhi có cách thể hiện độc đáo, gần gũi như câu chuyện kể của một cô học trò hồn nhiên, chân thành và sâu sức.

Sau lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 - năm 2020 tại Việt Nam, bức thư của em Phan Hoàng Phương Nhi đang được Ban tổ chức quốc gia dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh gửi tới trụ sở Liên minh Bưu chính thế giới tại Bern, Thụy Sĩ để đại diện cho thiếu nhi Việt Nam dự thi quốc tế.

Với việc học sinh của tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thị Phương Nhi giành giải Ba quốc tế cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49, sau hơn 30 năm tổ chức cho học sinh cả nước tham gia, Việt Nam đã có 15 học sinh đoạt giải quốc tế thi viết thư UPU, với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 5 giải Ba và 7 giải Khuyến khích. Học sinh Đà Nẵng Hồ Thị Hiếu Hiền và học sinh Hải Dương Nguyễn Thị Thu Trang đã mang về cho Việt Nam 2 giải Nhất thi viết thư quốc tế lần lượt tại UPU 39 – năm 2009 và UPU 46 – năm 2016.

Vân Anh
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Sau Đột Kích, VTC Game chính thức đóng cửa Audition tại Việt Nam

Ra mắt vào năm 2006, Audition do VTC Game phát hành đã được coi là tượng đài của làng game thời trang, vũ đạo Việt Nam với biết bao dấu ấn đáng nhớ dành cho game thủ nước nhà.

Đó là kỉ niệm về những ngày trốn học ra quán net chỉ để “finish” các ca khúc nghe đến thuộc làu: Aloha, Tuyết Yêu Thương; đó còn là những kỉ niệm khi được gọi đối phương là “Ox, bx” đầy thân thương, kỉ niệm về mái tóc sư tử, thời trang quần loe, váy Hàn Quốc,…Có thể nói, Audition chính là thanh xuân ngọt ngào của người Việt trẻ.

{keywords}
Audition là một trong những tựa game có tuổi đời dài nhất tại Việt Nam

Dù là một trong những tựa game lâu đời nhất tại thị trường trong nước, Audition vẫn liên tục phát triển mạnh mẽ như vũ bão với những bản cập nhật mới, những tính năng mới như item thời trang thiết kế riêng mang phong cách 12 vị thần, tính năng ghế ngồi S VIP, đấu FAM,…và vẫn tiếp tục là món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng những người yêu âm nhạc và vũ đạo.

Giữ vị trí số 1 dòng game Casual dancing trong suốt 14 năm qua, Audition đã luôn đồng hành cùng các vũ công thành phố, đủ để cảm xúc online thăng hoa ra ngoài đời thực, đủ cho những người xa lạ trở nên thân thiết như một gia đình, và cũng đủ cho rất nhiều cặp đôi từ bạn nhảy ở thế giới ảo biến thành tình yêu ngoài đời thực.

Khá đáng tiếc, dấu ấn tuổi thơ của nhiều thế hệ người chơi vừa được xác nhận sẽ đóng cửa trong thời gian tới. Nguyên nhân là do “đối tác sở hữu bản quyền Game Audition đã từ chối những nỗ lực của VTC Game để tiếp tục phát hành Audition” – thông báo từ nhà phát hành VTC Game cho biết.

{keywords}
Hành trình phục vụ game thủ Việt của Audition sẽ kết thúc vào ngày 31/10 tới đây

Theo thông tin ghi nhận được, Audition sẽ chính thức ngừng cung cấp dịch vụ kể từ ngày 31/10 tới đây. Những người chơi đã và đang gắn bó với tựa game này có thể nhận được hỗ trợ chuyển đổi sang một số dự án trực thuộc khác do VTC Game vận hành.

Trong một diễn biến khác, Đột Kích - tựa game cùng thế hệ với Audition của nhà phát hành này cũng đã khép lại hành trình phục vụ game thủ Việt từ ngày 1/7 và quyền phát hành được chuyển qua VTC Online.

Điệp Lưu
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ được sử dụng đa mục đích

Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ hỗ trợ chuyển đổi số quốc gia

Ngày 7/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về mẫu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mẫu, chất liệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử theo thẩm quyền, trong đó cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn, có khả năng tích hợp triển khai thuận lợi các giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội. Đồng thời, hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, hướng đến xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

{keywords}
Bộ Công an dự kiến sẽ triển khai cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử từ ngày 1/11/2020 (Ảnh minh họa)

Cùng ngày 7/10, Văn phòng Chính phủ cũng thông báo đến các bộ, ngành, địa phương về ý kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với việc sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử trong dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”.

Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của bộ, ngành, địa phương mình vào chip điện tử trên thẻ căn cước công dân, thúc đẩy việc sử dụng thẻ căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai tích hợp ứng dụng, sử dụng thông tin trên thẻ căn cước công dân trong các lĩnh vực công tác; xây dựng các ứng dụng nền tảng để đưa vào chip trước khi cấp Căn cước công dân cho công dân.

Chủ trương đầu tư dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/2020. Dự án hướng tới việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đồng thời góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Có tổng mức đầu tư 2.696 tỷ đồng, trong thời gian thực hiện dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân” từ năm 2020 đến năm 2022, sẽ xây dựng hệ thống căn cước công dân thống nhất trên toàn quốc, được triển khai và quản lý tập trung tại Bộ Công an, bao gồm: Đầu tư phần cứng (hệ nhận dạng sinh trắc học, máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật); Đầu tư phần mềm (phần mềm thương mại, phần mềm ứng dụng); Dịch vụ đào tạo, triển khai thiết lập hạ tầng.

Tính năng ưu việt của thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử

Theo thông tin được đại diện Bộ Công an chia sẻ tại hội nghị trực tuyến được tổ chức ngày 9/9 để triển khai dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” và sơ kết 6 tháng thực hiện dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, Bộ sẽ cáo kết quả với Chính phủ, bấm nút khởi động 2 hệ thống và vận hành thử nghiệm vào tháng 2/2021 và đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 7/2021.

Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, điểm nổi bật của dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” là sẽ thay đổi cách thức thu thập vân tay. Dự kiến ngày 1/11/2020, Bộ sẽ tổ chức đồng bộ lấy vân tay theo phương thức mới trên toàn quốc. Bộ Công an cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc cấp khoảng 50 triệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử trước ngày 1/7/2021.

Trong thông tin giải đáp thắc mắc của người dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, mới đây, Bộ Công an đã một lần nữa nhấn mạnh tính ưu việt của việc dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử

Cụ thể, Bộ Công an cho hay, thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Đáng chú ý, khi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có tích hợp đầy đủ thông tin, người dân đi giao dịch và làm thủ tục hành chính sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip thì sẽ thực hiện được các giao dịch.
Bên cạnh đó, theo phân tích của Bộ Công an, việc tích hợp chip điện tử trên thẻ căn cước công dân cũng đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chip có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chip. Vì thế, sẽ giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.

Trên trang bocongan.gov.vn, Bộ Công an cho biết, theo quy định của Luật Căn cước công dân và pháp luật hiện hành, công dân vẫn được sử dụng 3 loại thẻ (Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và thẻ căn cước công dân có mã vạch) đến khi chứng minh nhân dân, thẻ hết giá trị sử dụng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện các giao dịch, cải cách hành chính hướng tới thực hiện Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Công an khuyến khích công dân thực hiện đổi sang sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử.

Vân Anh
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Khóa chiều đi 34.700 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, chặn 9 triệu cuộc gọi giả mạo

{keywords}
Theo đánh giá của Cục Viễn thông, thời gian qua, việc chặn cuộc gọi rác đã được các nhà mạng thực hiện tương đối tốt. (Ảnh minh họa)

Khóa chiều đi của hơn 16.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác trong tháng 9

Thông tin trên vừa được đại diện Cục Viễn thông, Bộ TT&TT chia sẻ tại lễ ký kết chương trình phối hợp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và phát triển hạ tầng số giai đoạn 2020 – 2025 giữa Sở TT&TT Hà Nội với Cục Bưu điện Trung ương, Cục Viễn thông.

Nhấn mạnh cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo là vấn nạn toàn cầu nổi lên ở Việt Nam trong những năm gần đây, đại diện Cục Viễn thông cho biết, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ TT&TT, Cục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết vấn nạn này.

Việc ngăn chặn cuộc gọi rác được các doanh nghiệp viễn thông thực hiện tập trung theo quy trình khép kín gồm 4 bước: Xác định các thuê bao nghi phát tán cuộc gọi rác; Xác thực lại xem đó có phải là cuộc gọi rác hay không; Ngăn chặn; Chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại.

Thời gian qua, việc này đã được các nhà mạng thực hiện tương đối tốt, thu được kết quả khả quan. Từ tháng 7/2020 đến nay, các nhà mạng khóa chiều gọi đi hơn 34.700 thuê bao; chỉ riêng tháng 9/2020, các nhà mạng đã khóa 16.288 thuê bao.

Lý giải về tình trạng vẫn còn cuộc gọi rác, đại diện Cục Viễn thông cho rằng, một nguyên nhân chủ yếu là sự phối hợp của người dân chưa tốt.

Trong quy trình xác thực cuộc gọi rác, nhà mạng sẽ nhắn tin hoặc gọi điện đến người dân để đề nghị xác thực có phải là cuộc gọi rác hay không. Nhưng tỷ lệ người dân phối hợp để xác thực còn thấp chỉ 5 - 7%, tức là khi nhà mạng gửi khoảng 100 tin nhắn yêu cầu xác thực thì chỉ có 5 - 7 người trả lời.

“Để giải quyết vấn đề, Cục Viễn thông và các doanh nghiệp đang tăng cường tuyên truyền để tỷ lệ người dân phối hợp trong khâu xác thực cuộc gọi rác đạt cao hơn. Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật, chúng tôi cũng điều hành các nhà mạng chia sẻ để triển khai ngăn chặn cuộc gọi rác liên mạng dự kiến từ tuần tới”, đại diện Cục Viễn thông chia sẻ.

Thông tin thêm về điểm mới trong quy trình xử lý cuộc gọi rác, đại diện Cục Viễn thông cho biết, từ trước đến nay, việc ngăn chặn cuộc gọi rác do các nhà mạng phối hợp với cơ quan quản lý triển khai những biện pháp kỹ thuật và căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tới đây, áp dụng theo quy định của Nghị định 91/2020 mới có hiệu lực từ 1/10/2020, sẽ có thêm cơ chế để ngăn chặn cuộc gọi rác.

Về kết quả ngăn chặn cuộc gọi giả mạo, theo Cục Viễn thông, từ tháng 7 đến nay, các nhà mạng đã ngăn chặn trên 9 triệu cuộc gọi giả mạo. Riêng trong tháng 9/2020, 4 nhà mạng đã ngăn chặn được 3,3 triệu cuộc gọi giả mạo.

Một tín hiệu đáng mừng, theo chia sẻ của đại diện Cục Viễn thông, nhờ các nhà mạng tích cực hàng tháng gửi tin nhắn tuyên truyền, nhắc nhở thuê bao cảnh giác trước cuộc gọi giả mạo, tỷ lệ người dân trả lời số điện thoại lạ đã giảm từ khoảng 40% trong các tháng 6,7/2020 xuống mức dưới 10% hiện nay. Ghi nhận các vụ việc báo cáo cuộc gọi giả mạo về cơ quan Công an cũng giảm tới 70%.

Hà Nội muốn được triển khai điểm về chống tin nhắn, cuộc gọi rác

Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm khẳng định, thời gian tới, việc quản lý lĩnh vực viễn thông, nhất là công tác quản lý SIM rác, xử lý tin nhắn rác, cuộc gọi rác sẽ được Sở thực hiện nghiêm, tránh gây bức xúc cho người dân.

“Sở kiến nghị Cục Viễn thông hướng dẫn để Hà Nội là điểm nhấn đầu tiên ra quân triển khai Nghị định 91/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Chúng tôi đề nghị các nhà mạng tới đây sẽ phối hợp với Sở TT&TT thực hiện công tác này”, đại diện Sở TT&TT Hà Nội đề nghị.

Theo Sở TT&TT Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT, Sở đã ban hành Quyết định 128/2016 về “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại quảng cáo rao vặt sai quy định” và “Quy trình xử lý đối với các số dịch vụ tin nhắn ngắn, các số điện thoại nhắn tin rác, nhắn tin lừa đảo” trên địa bàn.

Thống kê cho thấy, từ năm 2010 đến nay, với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị và nhà mạng, Sở TT&TT Hà Nội đã đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với 17.580 số điện thoại quảng cáo rao vặt sai quy định, 973 số điện thoại phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

Qua những đợt thanh tra, kiểm tra các nhà mạng, đại lý, điểm bán SIM thuê bao di động trả trước, đã tịch thu 9.247 SIM kích hoạt sẵn và đăng ký thông tin không chính xác. Ngoài ra, các nhà mạng đã thu hồi 1.763.373 SIM kích hoạt trước, ngăn chặn 630.023 thuê bao di động trả trước phát tán tin nhắn rác.

Tại Nghị định 91/2020 về phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Chính phủ quy định việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia danh sách các thuê bao từ chối nhận mọi quảng cáo (National Do not call-DNC) bằng cách cho phép các thuê bao đăng ký hoặc hủy đăng ký thông qua cú pháp tin nhắn gửi về đầu số 5656 để có thể giám sát hoạt động gửi quảng cáo đúng quy định của pháp luật và hạn chế tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Đây được coi là giải pháp bảo vệ người sử dụng thuê bao di động trước những cuộc gọi, tin nhắn rác; giúp người dân có được một công cụ mạnh để bảo vệ mình trước những tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo đồng thời góp phần giám sát việc gửi quảng cáo của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

M.T
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Vụ TikTok được xử 1 ngày sau bầu cử Tổng thống Mỹ

Tòa án ở Mỹ vừa ấn định ngày tổ chức phiên xét xử đối với vụ chính phủ Mỹ cấm các giao dịch mua bán của TikTok. Theo đó, phiên xử sẽ diễn ra ngày 4/11, một ngày sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Nếu không có gì thay đổi, lệnh cấm dự kiến có hiệu lực từ 12/11. Dù vậy, ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng TikTok đang đàm phán với các đối tác như Walmart hay Oracle để thành lập công ty mới ở Mỹ. Vì thế, họ yêu cầu tòa án hoãn lệnh cấm.

{keywords}
Tòa án ở Mỹ vừa ấn định ngày tổ chức phiên xét xử đối với vụ chính phủ Mỹ cấm các giao dịch mua bán của TikTok, đó là ngày 4/11, một ngày sau cuộc bầu cử Tổng thống.

Trước đó, tòa án Mỹ cũng tạm thời chặn lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ đối với TikTok. TikTok hiện vẫn có trên các kho ứng dụng di động của Apple và Google, dù nếu theo lệnh cấm, ứng dụng này bị gỡ xuống lúc 23h59 ngày 27/9.

Chính quyền Mỹ thường xuyên bày tỏ lo ngại về việc TikTok thu thập dữ liệu cá nhân người dùng gửi về Trung Quốc. Vì thế, TikTok được yêu cầu phải chuyển đổi thành công ty Mỹ nếu muốn tiếp tục hoạt động ở đây.

Theo kế hoạch được tiết lộ, Oracle sẽ nắm giữ 12,5% cổ phần trong công ty TikTok mới, gã khổng lồ bán lẻ Walmart có 7,5%. Tổng cộng cả hai có thể nắm giữ tới 20% cổ phần.

ByteDance có thể giữ tới 80% cổ phần trong công ty TikTok mới, nhưng do các nhà đầu tư Mỹ hiện tại nắm giữ 40% cổ phần của ByteDance, vì thế có thể tính toán sơ bộ rằng 52% quyền sở hữu thuộc về người Mỹ.

Tất nhiên kế hoạch còn nhiều điểm bất cập. Tổng thống Mỹ Donald Trump kỳ vọng "mức độ an toàn sẽ đạt 100%”, trong khi phía Trung Quốc cũng không muốn bỏ quyền kiểm soát.

Anh Hào (Theo Reuters)
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Tháng 10, Bộ Giáo dục công bố các TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử

Đây là một nội dung trong Kế hoạch thực hiện Nghị định 45/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử tại Bộ GD&ĐT vừa được Bộ này ra quyết định ban hành.

Theo đó, ngay trong tháng 10 này, các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thành kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, cũng như kế hoạch truyền thông việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

{keywords}
Kế hoạch mới của Bộ GD&ĐT nhằm bảo đảm việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trên môi trường điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý (Ảnh minh họa)

Cũng trong tháng 10/2020, Văn phòng Bộ GD&ĐT chủ trì thực hiện thống kê, rà soát, đánh giá và lựa chọn các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử đáp ứng tiêu chí tại Điều 21 Nghị định 45/2020 của Chính phủ.

Trên cơ sở đó, danh mục TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT sẽ được công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ này trong tháng 10/2020 và sẽ được duy trì hàng năm.

Việc chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được hoàn thành trong quý IV/2020. Đây cũng là thời hạn mà Cục CNTT và Văn phòng Bộ cần xây dựng xong văn bản hướng dẫn cách thức tiếp nhận, xử lý kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT trên môi trường điện tử.

Trong quý cuối cùng của năm nay, Bộ GD&ĐT giao Cục CNTT chủ trì việc nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ. Việc này phải bảo đảm các tiêu chí, quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật; yêu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu cũng như giải pháp xác thực, an toàn thông tin và phương thức thanh toán trực tuyến. Đồng thời, xây dựng, nâng cấp bổ sung các ứng dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ GD&ĐT theo quy định của Chính phủ. Tập huấn, đào tạo sử dụng, vận hành, khai thác việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT trên môi trường điện tử.

Kế hoạch của Bộ GD&ĐT về thực hiện Nghị định 45/2020 cũng nêu rõ, ngay sau khi Hệ thống phần mềm được đưa vào khai thác, vận hành, các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT có TTHC ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử sẽ tổ chức tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung, thống nhất.

Trong giai đoạn 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT cũng giao cho Cục CNTT và Văn phòng Bộ chủ trì việc xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ TTHC của Bộ và cung cấp bản sao điện tử; số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ đang còn hiệu lực từ văn bản giấy sang văn bản điện tử và ký số trên văn bản điện tử.

Kế hoạch thực hiện Nghị định 45/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tại Bộ GD&ĐT nhằm bảo đảm việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT trên môi trường điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý; bảo đảm sự bình đẳng, công khai, minh bạch và an toàn thông tin.

Kế hoạch cũng hướng tới mục đích tối đa hóa các bước thực hiện TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT trên môi trường điện tử; xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình giải quyết TTHC và việc phối hợp giữa các đơn vị để đảm bảo chất lượng, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền.

M.T
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Ninh Thuận đã hoàn thành mô hình đảm bảo an toàn thông tin 4 lớp

Lập đội ứng cứu sự cố ATTT của tỉnh

Theo thông tin mới được UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện tỉnh đã triển khai bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) cho hệ thống thông tin tại các đơn vị theo mô hình 4 lớp.

{keywords}
Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm NCSC thuộc Cục An toàn thông tin, đến nay đã có trên 70% bộ,ngành, địa phương hoàn thành việc triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, với lớp 1 – Lực lượng tại chỗ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Sở TT&TT là đơn vị chuyên trách về ATTT trên địa bàn. Sở TT&TT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị định 85 ngày 1/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Để làm tốt công tác tham mưu, tổ chức thực thi và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn, an ninh mạng, tháng 8/2019 Ninh Thuận đã thành lập Đội ứng cứu sự cố ATTT mạng của tỉnh.

Gồm 19 thành viên là đại diện của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, Đội ứng cứu sự cố ATTT mạng tỉnh Ninh Thuận có Giám đốc Sở TT&TT là Đội trưởng và Giám đốc Trung tâm CNTT-TT là Đội phó.

Hoạt động theo sự điều phối của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam và Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Thuận, đội ứng cứu sự cố là đầu mối của tỉnh trong mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia; liên kết, phối hợp với các đội ứng ATTT mạng của các tỉnh, thành phố khác nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố.

Đồng thời, đội ứng cứu sự cố ATTT mạng tỉnh Ninh Thuận cũng có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh về ứng cứu sự cố, đảm bảo ATTT mạng.

Hằng năm, tỉnh Ninh Thuận phối hợp với các doanh nghiệp ATTT tổ chức các chương trình diễn tập ứng cứu sự cố và cử các thành viên Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh tham gia những chương trình diễn tập do Cục ATTT (Bộ TT&TT) tổ chức.

Thuê dịch vụ giám sát, bảo vệ của Viettel

Đối với lớp 2 – Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, đến nay, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn Ninh Thuận đều đã cử cán bộ phụ trách CNTT làm công tác tham mưu, tổ chức thực thi và kiểm tra, thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin do đơn vị mình quản lý. Cụ thể, có 20 cơ quan, đơn vị đã xây dựng cấp độ ATTT đạt cấp độ 2; Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng cấp độ ATTT đạt cấp độ 3.

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tự thực hiện giám sát, ứng cứu sự cố ATTT mạng, bảo vệ hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý với phương án do Sở TT&TT phê duyệt. Đồng thời, Trung tâm CNTT-TT phối hợp hỗ trợ các đơn vị trong trường hợp sự cố vượt ngoài tầm kiểm soát của đơn vị.

Đặc biệt, Sở TT&TT Ninh Thuận đã thuê Công ty An ninh mạng Viettel triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) nền tảng điện toán đám mây giám sát an toàn, an ninh mạng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Ninh Thuận, bao gồm: hệ thống thư điện tử công vụ, Cổng thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu lưu trữ tài liệu điện tử tỉnh, hệ thống trục liên thông tích hợp chia sẻ dữ liệu LGSP…

Hiện nay, Công ty An ninh mạng Viettel giám sát 24/7, theo dõi màn hình giám sát, thu thập thông tin liên quan tới cảnh báo, đánh giá, phân loại mức độ sự cố, phản ứng nhanh, điều hành xử lý case sự cố, điều tra, điều hành phản ứng, phân tích rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả xử lý sự cố nghiêm trọng.

Tỉnh Ninh Thuận còn phối hợp với VNCERT/CC thuộc Cục ATTT (Bộ TT&TT) giám sát, ứng cứu xử lý sự cố ATTT khi có sự cố nghiêm trọng, ngoài khả năng xử lý của Đội ứng cứu sự cố ATTT mạng của tỉnh để hỗ trợ, hướng dẫn xử lý.

Kết nối, chia sẻ thông tin với NCSC

Triển khai lớp thứ 3 – Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ, UBND tỉnh Ninh Thuận cho hay, Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Ninh Thuận đạt cấp độ 3 về ATTT, do đó việc kiểm tra, đánh giá an toàn cho Trung tâm này được Công ty An ninh mạng Viettel thực hiện giám sát, bảo vệ, định kỳ kiểm tra đánh giá báo cáo cho tỉnh. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ báo cáo an toàn thông tin về Bộ TT&TT theo quy định hiện hành.

Với lớp cuối cùng trong mô hình 4 lớp là kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia, theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, ngày 27/8/2019, Sở TT&TT đã có công văn về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát về Cục ATTT, Bộ TT&TT.

Triển khai nội dung này, ngày 1/9 vừa qua, Sở TT&TT đã kết nối, chia sẻ thông tin giám sát ATTT với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) trực thuộc Cục ATTT, Bộ TT&TT; đồng thời cung cấp các dải địa chỉ IP Public của các hệ thống thông tin trong những đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Hơn 70% bộ, tỉnh đã hoàn thành mô hình 4 lớp

Hướng dẫn và thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp là một nhiệm vụ trọng tâm đã được Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tập trung thực hiện.

Yêu cầu bộ, ngành, địa phương triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình bảo vệ chuyên nghiệp 4 lớp được Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên đưa ra trong Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019, bao gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.

Theo thống kê sơ bộ của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, đến nay đã có trên 70% bộ, ngành, địa phương hoàn thành mô hình đảm bảo an toàn thông tin 4 lớp. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 2020, tỷ lệ này cần đạt 100%.

M.T
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng

{keywords}
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014 quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng (Ảnh minh họa)

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng, hiện đang được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và người dân.

Bổ sung quy định về mã hóa kết nối truy cập quản trị từ xa

Cụ thể, tại dự thảo, định nghĩa về “mã hóa mạnh” được cập nhật, điều chỉnh độ dài khóa đối với thuật toán TDES và EEC nhằm tăng tính bảo mật cho các thuật toán này.

Theo đó, khoản 9 Điều 2 của Thông tư 47 được đề nghị sửa thành “Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (128 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit)”.

Với các quy định về thiết lập và quản lý cấu hình thiết bị an ninh mạng, dự thảo Thông tư mới đề xuất bổ sung quy định về việc che giấu địa chỉ mạng nội bộ và thông tin về bảng định tuyến nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng (điểm d khoản 1 Điều 3); đồng thời bổ sung quy định về ngăn chặn kết nối Internet của các máy trạm có quyền truy cập vào dữ liệu thẻ dạng rõ nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng liên quan đến lộ lọt dữ liệu thẻ (điểm a khoản 2 Điều 3).

Tại Điều 4 của Thông tư 47/2014 quy định về “Thay đổi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các tham số, chức năng mặc định trong hệ thống trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ”, Ngân hàng Nhà nước đề nghị bổ sung quy định về mã hóa kết nối truy cập quản trị từ xa để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng.

Về quy định an toàn bảo mật trong phát triển, duy trì các trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ, cũng để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định về đánh giá công nghệ phần mềm.

Theo đó, sẽ xem xét công nghệ phần mềm ít nhất một năm một lần để xác định chúng vẫn được hỗ trợ bởi nhà sản xuất và có thể đáp ứng các yêu cầu bảo mật. Nếu phát hiện không còn được nhà cung cấp hỗ trợ hoặc không đáp ứng nhu cầu bảo mật cần lên kế hoạch khắc phục và thay thế.

Với Điều 6 – Yêu cầu cấp phát và kiểm soát tài khoản truy cập vào hệ thống thanh toán của Thông tư 47/2014, Ngân hàng Nhà nước dự định sửa đổi khoản 1 và điểm e của khoản 4.

Cụ thể, để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, yêu cầu về truy cập vào hệ thống thanh toán thẻ được đề xuất sửa đổi thành “Việc truy cập vào tất cả thành phần hệ thống thanh toán thẻ phải được xác thực bằng ít nhất một trong các phương thức sau: mã khóa bí mật, thiết bị, thẻ xác thực và sinh trắc học” (khoản 1 Điều 6).

Đồng thời, bổ sung nội dung về tài khoản không hoạt động trong khoảng thời gian dài nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng: “Quy định và thực hiện việc thu hồi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày hoặc các tài khoản trong trạng thái không kích hoạt trong một khoảng thời gian” (điểm e khoản 4 Điều 6).

Đề xuất thêm yêu cầu cụ thể về che giấu thông tin thẻ

Cũng tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 47/2014, Ngân hàng Nhà nước còn đề xuất bổ sung yêu cầu cụ thể về che giấu thông tin thẻ và kiểm soát nhân sự có quyền khai thác thông tin thẻ nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng. Theo đó, số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho một số hạn chế nhân viên có thẩm quyền để thao tác nghiệp vụ hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ sở hữu hợp pháp của thẻ. Tổ chức phải lập danh sách các nhân viên có quyền xem số thẻ đầy đủ và thu hồi quyền xem số thẻ đầy đủ ngay khi nhân viên thay đổi vị trí công việc.

Cùng với đó, quy định mã hóa dữ liệu thẻ trên đường truyền qua mạng bên ngoài cũng được sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi của quy định về mã hóa mạnh. Cụ thể, dự thảo Thông tư mới quy định: “Sử dụng các phương thức mã hóa mạnh và các giao thức bảo mật an toàn để bảo vệ dữ liệu xác thực thẻ trong quá trình truyền thông tin qua mạng kết nối với bên ngoài (mạng Internet, mạng không dây, mạng truyền thông di động và các mạng khác)”.

Đối với quy định hạn chế quyền truy cập vật lý tới dữ liệu thẻ (Điều 17 Thông tư 47/2014), dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định về bảo vệ các biện pháp giám sát vật lý: “Sử dụng camera hoặc có biện pháp khác để giám sát truy cập vật lý tới khu vực phòng máy chủ, khu vực in ấn phát hành, nơi lưu trữ, xử lý dữ liệu chủ thẻ. Camera hoặc biện pháp giám sát khác phải được bảo vệ khỏi việc phá hoại hoặc vô hiệu hóa. Các dữ liệu giám sát phải được lưu trữ tối thiểu 3 tháng”.

Ngoài ra, cũng để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, tại Điều 18 - Giám sát, bảo vệ và kiểm tra các trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung yêu cầu về giám sát truy cập tới tài nguyên mạng và dữ liệu chủ thẻ của hệ thống thanh toán thẻ.

Theo đó, bổ sung điểm i khoản 1 Điều 18: “Ban hành chính sách, quy trình thực hiện giám sát tất cả các truy cập tới tài nguyên mạng, dữ liệu chủ thẻ và phổ biến cho các bên liên quan”.

Vân Anh
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng

Loại bỏ tin nhắn rác, cuộc gọi rác chỉ bằng 1 tin nhắn

“Danh sách không nhận quảng cáo”: Vũ khí chống tin nhắn rác

Từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020 đã chính thức có hiệu lực. Đây là Nghị định quy định chi tiết việc thực hiện quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...

Loại bỏ tin nhắn rác, cuộc gọi rác chỉ bằng 1 tin nhắn
Từ 1/10, việc gọi điện quảng cáo trái quy định có thể bị phạt đến 100 triệu đồng. Ảnh: Trọng Đạt

Một trong những điểm mới của Nghị định 91/2020 là sự xuất hiện của quy định về “Danh sách không quảng cáo”.

Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.

Người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo.

Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. Việc đăng ký chỉ cần thực hiện một lần duy nhất thông qua tin nhắn.

Cố tình gọi điện, gửi tin nhắn rác: Xử phạt đến 100 triệu đồng

Nghị định 91/2020 nghiêm cấm hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.

Trong trường hợp gửi tin nhắn chào mời đăng ký quảng cáo đến các thuê bao này, đối tượng phát tán sẽ bị xử phạt với số tiền từ 60-80 triệu đồng.

Nếu cố tình thực hiện hành vi nhắn tin, gọi điện vào các số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo, đối tượng phát tán sẽ bị xử lý với số tiền phạt từ 80-100 triệu đồng.

Loại bỏ tin nhắn rác, cuộc gọi rác chỉ bằng 1 tin nhắn
Người dùng có thể đăng ký vào Danh sách không nhận quảng cáo để chấm dứt tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Ảnh: Trọng Đạt

Cách đăng ký không nhận quảng cáo trên điện thoại

Theo Nghị định 91/2020, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) là nơi chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì và vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống tổng đài 5656.

Ngoài việc là nơi đăng ký Danh sách không nhận quảng cáo, tổng đài 5656 còn là nơi để các chủ thuê bao di động có thể phản ánh về các cuộc gọi rác, tin nhắn rác không mong muốn.

Để tương tác với hệ thống tổng đài 5656, người dùng di động cần soạn tin nhắn theo các cú pháp sau:

Phản ánh cuộc gọi rác:

V [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656

Phản ánh tin nhắn rác:

S [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656

Đăng ký vào Danh sách không nhận quảng cáo:

DK DNC gửi 5656

Rút khỏi Danh sách không nhận quảng cáo:

HUY DNC gửi 5656

Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo:

FW [Nội dung bản sao tin quảng cáo] gửi 5656

Trọng Đạt
...Xem thêm
0 Thích
0 Bình Luận
Chia sẻ
Đăng
Top